Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

HLV Darby: 'Di sản của Park Hang-seo là tình đồng đội'

Theo cựu HLV Thái Lan Steve Darby, di sản lớn nhất của Park Hang-seo để lại cho đội tuyển Việt Nam là lối chơi kỷ luật và có tổ chức.

Tôi viết bài này trước thềm trận chung kết lượt về AFF Cup 2022, bởi tôi không muốn kết quả của một trận đấu ảnh hưởng tới di sản của HLV Park Hang-seo.

Ông ấy đã hoàn thành xuất sắc công việc, không chỉ bởi chuỗi trận thắng và các danh hiệu đạt được. Cách Park làm được điều đó, và cách ông ấy thay đổi bóng đá Việt Nam cũng ấn tượng không kém.

HLV Park Hang-seo tri ân người hâm mộ sau trận cuối dẫn đội tuyển Việt Nam, thua Thái Lan 0-1 tại chung kết lượt về AFF Cup 2022 tối 16/1/2023 trên sân Thammasat. Ảnh: Đức Đồng

HLV Park Hang-seo tri ân người hâm mộ sau trận cuối dẫn đội tuyển Việt Nam, thua Thái Lan 0-1 tại chung kết lượt về AFF Cup 2022 tối 16/1/2023 trên sân Thammasat. Ảnh: Đức Đồng

Điều đầu tiên là Park đã vượt qua rào cản chính trị khi dẫn dắt đội bóng ở Việt Nam. Nhiệm vụ này không dễ dàng gì với một người ngoại quốc tại đây. Ông ấy hiểu được văn hoá của đất nước này, chẳng hạn như tầm quan trọng của Tết và gia đình với một cầu thủ Việt Nam. Park cũng phải đối mặt với nhiều vấn nạn trong lòng bóng đá Việt Nam.

Quan trọng hơn, Park Hang-seo đã tồn tại trước hai rào cản lớn với một HLV ngoại, đầu tiên là sự tiêu cực của truyền thông. Bất kể kết quả trận đấu ra sao, sẽ luôn có một phóng viên hỏi: "Làm thế nào để Việt Nam chơi tốt hơn?", "Ai mắc sai lầm", "Tại sao chúng ta không ghi nhiều bàn hơn?". Những phóng viên này không bao giờ thoả mãn, và thường bắt đầu với câu hỏi bằng cụm từ: "Có người cho rằng...". Những người đó là ai thì họ không bao giờ nói. Cũng vì thế, sự tiêu cực trong truyền thông tác động tới quan điểm của người hâm mộ. Nếu đọc những gì người hâm mộ viết trên mạng xã hội, chúng ta sẽ thấy công việc này khó khăn thế nào. Có những người hoặc là không bao giờ hạnh phúc, hoặc chẳng hiểu gì về bóng đá.

Khó khăn lớn thứ hai với HLV ngoại là sự can thiệp từ cơ quan quản lý. Tôi biết điều này dựa trên kinh nghiệm cá nhân làm việc ở Việt Nam. Từng có một Giám đốc Kỹ thuật ở VFF chỉ trích chiến thuật của tôi trên truyền thông, dù đội tuyển nữ do tôi dẫn dắt chưa thua trận nào. Thậm chí một trưởng đoàn đội tuyển nữ đã thay đổi danh sách cầu thủ của tôi trong phòng thay đồ ngay trước trận tranh HC vàng SEA Games. May mắn là tôi được Chủ tịch VFF khi đó Nguyễn Trọng Hỷ ủng hộ.

Đó là lý do nhiều cầu thủ thích làm việc với HLV ngoại hơn, vì HLV nội phải chịu quá nhiều áp lực. Nói đơn giản, một HLV ngoại sẽ có thể bỏ việc và cắt đứt quan hệ với liên đoàn. Tôi nghĩ VFF đã trưởng thành hơn đáng kể, và chuyên nghiệp hơn rất nhiều. Họ để đội bóng cho HLV toàn quyết quyết định.

Như tôi đã nói, hãy quên danh hiệu và những chiến thắng đi. Những gì Park làm được là biến Việt Nam thành một tập thể có tinh thần đồng đội. Trước đây, đội tuyển thường xoay quanh những cầu thủ ngôi sao như Nguyễn Hồng Sơn, Lê Huỳnh Đức hay Lê Công Vinh. Nhưng giờ họ là một tập thể đúng nghĩa. Đội vẫn có những cầu thủ chất lượng như Nguyễn Hoàng Đức và Đỗ Hùng Dũng. Nhưng họ làm việc vì tập thể và không phụ thuộc vào các ngôi sao.

Việt Nam có một phong cách chơi bóng được xác định, dựa trên sức mạnh phòng ngự và phản công nhanh. Phương pháp này đem lại thành công ở cấp độ khu vực, cũng như cải thiện đáng kể kết quả ở châu Á. Park đã nhận ra rằng nếu Việt Nam chơi tấn công ngây thơ, họ sẽ thua thảm trước những gã khổng lồ châu lục như Nhật Bản hay Saudi Arabia. Việt Nam đã rút ngắn khoảng cách với những đội bóng lớn, và được tôn trọng ở làng bóng đá quốc tế.

Nếu chơi tấn công mạo hiểm hơn, đội sẽ chịu nhiều rủi ro thua đậm. Khi đó, ai sẽ chịu trách nhiệm? Truyền thông sẽ tạo áp lực sa thải HLV, còn liên đoàn cũng sẽ bối rối và thay tướng. Nếu chơi tấn công, đội cần những tiền vệ sáng tạo. Liệu Nguyễn Quang Hải có đủ khả năng đảm nhiệm vai trò chơi tự do? Và Việt Nam đang có bao nhiêu tiền đạo? Bởi V-League đang chỉ dùng những tiền đạo châu Phi không giỏi hơn nội binh, chỉ to hơn mà thôi.

Không có đội nào thắng mãi, và Việt Nam đã đạt được những thành tựu tuyệt vời nhờ vào lối chơi kỷ luật và có tổ chức dưới thời Park. Tôi không còn thấy cầu thủ Việt Nam tham gia những cuộc ẩu đả trên sân. Họ cũng giảm số pha phạm lỗi. Điều này quan trọng trong bóng đá đỉnh cao, vì đội bóng không thể bị phạt nhiều thẻ đỏ và thẻ vàng, hay chịu những quả phạt hàng rào nguy hiểm.

Tôi chưa từng gặp HLV Park nên tôi không biết ông ấy ra sao. Nhưng quan sát từ bên ngoài, có cảm giác ông ấy được những người quan trọng nhất tôn trọng và ủng hộ, đó là các cầu thủ. Có vẻ cầu thủ chơi bóng vì Park, nên đội tuyển đã có nỗ lực tuyệt vời. Tôi cũng chưa bao giờ nghe cầu thủ nào chỉ trích Park, và điều đó rất quan trọng với một HLV.

Tôi không biết kế hoạch tiếp theo của Park là gì, nhưng tôi sẽ quan tâm tới người kế nhiệm cậu ấy. Đáng lẽ họ nên chuẩn bị sẵn một trợ lý người Việt Nam thay thế. Nhưng như tôi đã nói, HLV nội sẽ gặp khó khăn hơn vì họ có thể đọc và hiểu bình luận của truyền thông. Tôi nghĩ có một HLV xuất sắc đang làm việc ở Việt Nam, vừa có kinh nghiệm quốc tế, vừa hiểu văn hoá nước này. Đó là Kiatisuk Senamuang.

Giờ đây Việt Nam phải nghĩ đến những mục tiêu quan trọng tiếp theo, Asian Cup và vòng loại World Cup 2026. Việt Nam và Thái Lan cần coi AFF Cup là bước đệm để vươn tới những mục tiêu lớn hơn.

Steve Darby sinh năm 1955 ở Liverpool, Anh, từng dẫn dắt các đội tuyển như Bahrain, Thái Lan, Lào và nữ Việt Nam, cũng như các CLB hàng đầu Malaysia, Singapore hay Ấn Độ.

Steve Darby

Adblock test (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :