Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2020

MU "đánh cả cụm" chuyển nhượng Sancho và Havertz

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Nhà Glazer, Man Utd và cuộc kháng chiến chống Mỹ

Thứ hai, 1/6/2020, 11:56 (GMT+7)

Tròn 15 năm kể từ khi thâu tóm Man Utd, những sự thật về nhà Glazer vẫn còn là làn sương mờ ảo đối với các CĐV. Chỉ một điều chắc chắn là những ông chủ người Mỹ còn lâu mới chịu từ bỏ.

Cuộc thâu tóm lịch sử được dẫn dắt bởi Malcolm - người đứng đầu tập đoàn gia đình Glazer. Ông đã mất năm 2014, nhưng các con trai tiếp tục con đường đã vạch ra và hiện tại nắm gần 80% cổ phần Man Utd.

Chỉ vài giây sau khi Wayne Rooney ghi bàn đưa Man Utd vượt lên dẫn trước CLB Debrecen (Hungary) ở Champions League vào một buổi tối tháng 8/2005, một câu hỏi bật lên trong khu VIP của ban lãnh đạo "Quỷ Đỏ" khiến tất cả sững sờ, tất nhiên, ngoại trừ những người Mỹ. 

"Ơ, cái quái gì xảy ra với trái boooóng thế", một cựu giám đốc giấu tên của Man Utd kể lại với phóng viên The Athletic bằng ngữ điệu đơn đớt bắt chước giọng Mỹ. Câu hỏi đó của Bryan Glazer, một trong ba người con của Malcolm Glazer - người vừa thâu tóm Man Utd vài tháng trước.

Hôm đó, anh em nhà Glazer - gồm Joel, Avie và Bryan - dự khán trận đấu đầu tiên của họ tại Old Trafford với tư cách là chủ sở hữu của Man Utd, và đây là lần đầu tiên họ xem bóng đá. Trong suy nghĩ của Bryan, bóng đá (soccer - theo tiếng Mỹ) cũng như bóng chày hay bóng bầu dục (bóng đá kiểu Mỹ - football). Tức là, Rooney phải chạy về sân nhà để hoàn tất việc ghi bàn, hoặc đặt bóng vào phía sau đường biên ghi bàn rồi đá vào cầu môn. Nhưng đấy không phải là luật của bóng đá Anh. Và Giám đốc Điều hành David Gill phải giải thích: "À thì, bàn thắng đã được ghi và trận đấu tiếp tục". Mặt của giới chủ Mỹ dài thộn, đầy ắp vẻ ngạc nhiên và trở thành câu chuyện tiếu lâm của CĐV Man Utd.

Câu chuyện trên cho thấy hai điều: Một, bạn cần có nền tảng văn hoá để điều hành một CLB bóng đá. Hai, những gã người Mỹ này đang cân nhắc mọi khả năng.

Việc mua Man Utd được của nhà Glazer bài binh bố trận nghiêm chỉnh. Mua lại CLB bằng tiền đi vay có mức lãi suất cắt cổ, món nợ hàng trăm triệu bảng được chuyển từ chủ sở hữu sang CLB... Những bước cờ này được gia đình Glazer tiến hành dưới sự chỉ đạo của cáo già tư bản Malcolm chính xác như được tia laser dẫn đường suốt 15 năm nay.

Ngày 26/5/2005, hội đồng quản trị Man Utd viết thư cho các cổ đông còn lại để phác thảo ý định bán CLB và họ khuyên mọi cổ đông nên làm vậy. Cuộc kháng chiến chống lại sự xâm lăng của người Mỹ đã kết thúc.

Sau 15 năm, khi xem xét lại các sự kiện dẫn đến sự tiếp quản một siêu CLB chưa từng có và đào sâu vào cuộc sống của Quỷ Đỏ trong những năm qua, chúng ta sẽ có một danh sách những điều được phát hiện ra, gồm:

- Nhà Glazer đã kiếm được gần 200 triệu bảng từ CLB kể từ khi chi 270 triệu bảng để thực hiện cú thâu tóm CLB với giá 790 triệu bảng (phần tiền còn lại hoàn toàn đi vay).

- Chiến lược thương mại béo bở của nhà Glazer là một sự thay đổi mạnh mẽ đối với Man Utd, làm biến mất các Giám đốc Điều hành và được các CLB sao chép nguyên bản vì nó quá hiệu quả.

- Man Utd gần như đã ký hợp đồng với Etihad Airways với tư cách là nhà tài trợ áo đấu trước khi hãng hàng không này bắt tay với Man City.

- Dù sáu anh chị em nhà Glazer ngồi cùng mâm "Ban quản trị" nhưng Joel là sếp sòng, và ông ta dành tám tiếng mỗi ngày để điều hành Man Utd từ văn phòng tại Washington DC, nơi có treo trên tường một bức tranh khổng lồ về George Best.

- Joel chỉ ký các sắc lệnh sau khi bị thuyết phục về giá trị của cầu thủ mà Man Utd định mua và tin tưởng Ole Gunnar Solskjaer đang xây dựng một đội hình để thành công

- Nhà Glazer muốn khai thác Man Utd trong một thời gian dài, với các nguồn tin cho biết họ chỉ chuẩn bị bán cho người Ả-rập 20% cổ phần trong các cuộc đàm phán năm ngoái

- Ban đầu, các ông chủ Mỹ muốn xây dựng lại Old Trafford khi tiếp quản, nhưng sau đó nghĩ rằng một cuộc cải tạo toàn diện bây giờ không có ý nghĩa tài chính

- Có rất ít người mua tiềm năng trên thế giới có thể đáp ứng được mức giá bán mà nhà Glazer đưa ra.

- Vụ thâu tóm của nhà Glazer đã khiến CLB phải trả 1,5 tỷ bảng tiền lãi, tiền nợ và các khoản phải trả khác.

Một đòn đánh tài chính khổng lồ chính là bối cảnh dẫn tới bức thư được gửi vào ngày 26/5/2005, khi Chủ tịch của Man Utd lúc đó là Sir Roy Gardner và các Giám đốc phi điều hành Ian Much và Jim O’Neill đề nghị từ chức khỏi vị trí của mình.

11 ngày trước đó, một vụ từ chức khác đã trở thành chủ đề nóng của cuộc trò chuyện khi Sir Alex Ferguson nhấc điện thoại để nghe một cuộc gọi từ một CĐV đặc biệt là Andy Walsh. Đây là một nhà hoạt động điều hành Hiệp hội những CĐV Man Utd độc lập (IMUSA).

Trong buổi tối sau chiến thắng ở vòng cuối cùng của mùa giải của Man Utd tại Southampton, Andy Walsh đã gọi cho HLV thành công nhất Ngoại hạng Anh để đưa ra một đề xuất. "Cuộc gọi của tôi cho Alex Ferguson là đề nghị ông ấy xem xét việc từ chức. Nếu như thế, tiếng nói của người hâm mộ Man Utd về việc phản đối vụ thâu tóm sẽ có trọng lượng hơn. Alex cũng thực sự tin rằng CLB cần lắng nghe ý kiến của CĐV như những gì nói trên diễn đàn CĐV vào tháng 11/2004", ông Andy Walsh kể.

Nhưng sáu tháng sau, nhà Glazer đã tăng cường sức mạnh và những người thuộc phe "kháng chiến chống Mỹ" đã làm mọi việc để ngăn chặn. Họ tin rằng, chỉ cần một sự can thiệp mạnh mẽ nào đó xuất hiện, họ sẽ thành công. Nhưng đó là cú đổ xúc xắc cuối cùng của Walsh và các thành viên của mình.

Đây là một vụ thâu tóm có độ rủi ro cao mà các nhà tài chính lớn đều tránh xa. Một CLB từ chỗ không có khoản nợ nào kể từ năm 1931 bỗng nhiên xuất hiện con số 580 triệu bảng màu đỏ trong hạch toán kế toán, với ghi chú cụ thể là tiền lãi trong năm đầu tiên lên tới 63 triệu bảng. "Chúng tôi cảm thấy bất kỳ sự từ chối ủng hộ nào từ các nhân vật cấp cao của Man Utd như Ferguson và Gill đều là một đòn chí mạng với cuộc phản kháng", Walsh thừa nhận.

Walsh là một trong số những người hâm mộ đã làm việc với hội đồng cổ đông Man Utd và ngân hàng Nomura của Nhật Bản, đối thủ của nhà Glazer trong thâu tóm này. Theo một cách nào đó, Walsh là một người duy tâm. "Tôi đã hy vọng rằng, nếu vụ thoả thuận với nhà Glazer sụp đổ, sau đó, Ferguson sẽ được đưa trở lại Old Trafford trên vai người hâm mộ", ông nói.

Nhưng ông ấy cũng là một người thực tế sau khi nghe Sir Alex từ chối lời đề nghị. "Ông ấy đã từ chối rất lịch sự, trên cơ sở rằng ông có trách nhiệm không chỉ với bản thân và gia đình, mà còn với tất cả những người ông đã đưa đến Old Trafford và đang làm việc dưới quyền ông ấy", Walsh kể. "Đúng là tôi đã yêu cầu ông Ferguson chấp nhận rủi ro rất lớn mà không có cam kết pháp lý nào ngoại trừ niềm tin. Chúng tôi tin rằng CLB sau đó sẽ được kiểm soát bởi người hâm mộ chứ không phải những kẻ hút máu mủ CLB vì lợi nhuận cá nhân. Đó là quan điểm mà tôi đã trình bày với ông Ferguson trong cuộc gọi đó. Nhưng tôi hoàn toàn tôn trọng và hiểu quyết định của ông ấy".

Và như vậy, cuộc chiến giành quyền sở hữu tàn khốc nhất trong lịch sử bóng đá Anh đã kết thúc với việc nhà Glazer trở thành chủ sở hữu Man Utd. Malcolm được tham gia vào hội đồng quản trị cùng sáu người con: Joel, Avie, Bryan, Kevin, Darcie và Edward.

Sự bực bội sục sôi trong lòng các hội nhóm CĐV lớn của Man Utd. Một số người đã thành lập CLB của riêng họ: FC United của Manchester, thay vì đặt chân trở lại Old Trafford. Một nhóm CĐV giàu có khác đã lập tổ chức Hiệp Sĩ Đỏ để thực hiện cuộc thánh chiến đòi lại "Đất Thánh" vào năm 2010. Những người này biểu thị sự chống đối bằng cách mặc những trang phục màu Vàng - Xanh trên sân Olf Trafford. Nhưng việc xuất hiện công khai quá sớm đã mất đi yếu tố bất ngờ khiến nhà Glazer hoá giải một cách đơn giản chỉ bằng việc tăng giá bán.

HLV Ferguson (áo ca-rô) tươi cười trò chuyện với các ông chủ mới đến từ Mỹ.

Năm nay, khi tháng Một dường như trôi qua mà không có bất kỳ bản hợp đồng nào, những tiếng hô phản đối nhà Glazer lại vang lên rầm rĩ. Trong các trận đấu với Norwich City, Burnley và Tranmere Rovers, họ đã hô các khẩu hiệu đuổi nhà Glazer, thậm chí còn tấn công tư gia của Phó chủ tịch Ed Woodward bằng pháo hoa, khơi mào cho một cuộc điều tra hình sự.

Đó là lý do tại sao một số cựu giám đốc của Man Utd đã phải ẩn danh khi tiếp xúc với phóng viên tờ The Athletic để trò chuyện về sự kiện của 15 năm trước.

Họ nói về những ký ức vẫn còn mới mẻ vào tháng 10/2004 khi Maurice Watkins, Tổng thư ký của Man Utd, bán số cổ phiếu của ông trị giá 2,5 triệu bảng, trao mảnh ghép cuối cùng để nhà Glazer thâu tóm CLB. Ngay sau đó, chiếc xe đắt tiền của Watkins bị sơn đỏ nhoe nhoét cùng thời điểm một hình nộm của Malcolm bị treo cổ lủng lẳng ở khán đài Stretford End.

Sự giận dữ tương tự của cảm xúc đã diễn vào ngày 29/6/2005, ngày Joel, Avie và Bryan đến thăm Old Trafford lần đầu tiên. Rất nhiều người vẫn nhớ lại việc ba anh em nhà Glazer chấn động sau khi bị hàng trăm CĐV Man Utd chặn lối thoát hiểm, và phải được xe của cảnh sát áp tải về nơi an toàn.

Tuy nhiên, nhà Glazer hẳn là cảm thấy canh bạc của họ đã thu hoạch lớn. Cổ tức hàng năm của Man Utd mang lại khoảng 84 triệu bảng theo cập nhật mới nhất. Hãy thêm vào đó 75 triệu bảng từ sàn giao dịch chứng khoán New York. Cộng thêm việc bán cổ phiếu, nhà Glazer đã đút túi thêm 200 triệu bảng trong 15 năm chăn dắt "Quỷ Đỏ".

Cổ tức được trả hai lần một năm và khoản chi 11,3 triệu bảng mới nhất đã được gửi tới các cổ đông vào tháng 1/2020. Sở hữu tới 78% cổ phiếu của CLB Man Utd, sáu anh chị em nhà Glazer chia nhau 8,8 triệu bảng. Khoản cổ tức bằng tiền mặt quy đổi 0,09 USD trên mỗi cổ phiếu sẽ được trả vào ngày 3/6 sắp tới sẽ giúp két của nhà Glazer thêm chật ních, bất chấp những tác động của cuộc khủng hoảng Covid-19. Dễ hiểu tại sao họ không cần yêu cầu các cầu thủ giảm lương như các CLB khác.

Man Utd cũng không bao giờ sa thải các nhân viên phục vụ. Nhưng họ đã nắm bắt sự ưu ái từ chính phủ để trì hoãn việc thanh toán hóa đơn VAT trị giá 10 triệu bảng trong một năm, trong khi vẫn kiếm được 3,6 triệu bảng để mua cổ phiếu và đẩy giá cổ phiếu trong giai đoạn bất ổn này. Tuy nhiên, không có kế hoạch về cổ tức tiếp theo được thực hiện trong lúc này.

Theo kết quả kinh doanh hàng quý được công bố vào 22/5/2020, khoản nợ ròng của Man Utd đã tăng lên 429 triệu bảng, chủ yếu là do chi vào việc mua Harry Maguire và Bruno Fernandes. Tổng nợ gốc bằng tiền USD vẫn không thay đổi ở mức 650 triệu USD (khoảng 530 triệu bảng).

Chi tiêu chuyển nhượng và tiền lương của cầu thủ đã tăng lên mức kỷ lục dưới thời nhà Glazer, thông qua sự gia tăng lớn về doanh thu bản quyền truyền hình và thương mại. Nhưng kể từ khi HLV Ferguson nghỉ hưu năm 2013, Man Utd đã không đủ sức thách thức danh hiệu Ngoại hạng Anh, dẫn tới những nghi ngờ về sự cai trị trên sân cỏ như trước đó.

Các câu hỏi về việc đổi chủ cũng thường xuyên xuất hiện. Mùa này, chúng ta chứng kiến việc các đại gia Saudi Arabia nổi lên như những nhà đầu tư có máu mặt. Họ đã gần như tiếp quản Newcastle United như một sự thay thế sau khi hỏi mua Man Utd không thành công. Các nhà đầu tư tin rằng, nhóm khách mua Man Utd tiềm năng đang bị thu hẹp trước mức giá của nhà Glazer đưa ra.

Một cựu giám đốc của Man Utd nói: "Chúng ta đã đánh giá thấp việc nhà Glazer muốn gắn bó với Man Utd như thế nào. Tôi chắc chắn rằng chúng ta khó có thể đưa con cáo ra khỏi chuồng gà. Không chỉ bởi vì họ muốn tối đa hóa lợi nhuận mà còn bởi vì hiểu được giá trị của việc sở hữu Man Utd".

Dù đã phải chiến đấu dữ dội để giành quyền sở hữu Man Utd, một số nguồn tin cho biết Malcolm Glazer chưa bao giờ đặt chân vào Old Trafford. Lão Đại nhà Glazer đã qua đời vào ngày 28/5/2014, và trên thực tế, rất ít người biết đến người đàn ông đã thay đổi cả lịch sử của Man Utd một cách rất quyết liệt.

Sự tiếp xúc duy nhất của gia đình này với CLB là cuộc phỏng vấn của Joel trên MUTV từ chuyến thăm tới Old Trafford vào tháng 6/2005. Trong đó, ông nhấn mạnh việc giao tiếp với người hâm mộ là cực kỳ quan trọng: "Người hâm mộ chính là huyết mạch của CLB. Mọi người muốn biết những gì xảy ra. Chúng tôi sẽ liên lạc".

Nhưng làm gì có chuyện đó. Không lâu sau khi chính thức thâu tóm Man Utd, một mệnh lệnh của Tehsin Nayani - Giám đốc phụ trách PR vào thời điểm đó - được đưa ra: "Sẽ không có thông cáo báo chí, sẽ không có họp báo và cũng sẽ không có cuộc phỏng vấn báo chí nào nữa".

Sau này, Nayani tiếp tục viết một cuốn sách có tên dài loằng ngoằng: "The Glazer Gatekeeper - Người giữ cửa cho gia tộc Glazer & Phát Ngôn Trong Sáu Năm Thay Một Ông Chủ Câm Lặng". Đó là tài liệu lớn nhất rộng rãi nhất về gia đình này trong xuất bản, dù khác xa với sự mặc khải.

Nayani kể chi tiết về cách hai anh em nhà Glazer cố tình đeo cà vạt đỏ khi dự khán trận tiếp Debrecen. Ông ta mô tả chủ cũ của mình như sau: "Malcolm có mái tóc màu vàng như gừng và đôi mắt màu xanh có thể nhìn xuyên thấu con người. Ông có bàn tay mềm mại nhất mà tôi từng được chạm vào".

Trách nhiệm liên lạc giữa nhà Glazer và CLB sau này được truyền đến Ed Woodward. Tuy nhiên, Phó chủ tịch Điều hành hiện tại của Man Utd cho biết, ông ta cũng chỉ nói chuyện với gia đình chủ không nhiều hơn một lần mỗi ngày. Song người ta cũng biết mối quan hệ thân thiết giữa Joel và Woodward. Cặp đôi này đã sát cánh với nhau trên khán đài của SVĐ Luzhniki ở Moscow khi ăn mừng chiến thắng trong trận chung kết Champions League 2017 trước Chelsea.

Joel cũng có một bức ảnh treo trên tường chụp trận derby Manchester được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm thảm họa Munich năm 2008. Các văn phòng của ông ta ở Washington DC cũng dựng một bản sao của phòng thay đồ của Man Utd, với tất cả áo đấu của đội một treo trên chiếc ghế băng.

Trong phòng họp chính treo bức tranh chân dung George Best khổng lồ chụp trong trận chung kết cúp châu Âu năm 1968.

Dù đội Tampa Bay Buccaneers cũng thuộc sở hữu của nhà Glazer đã giành chức vô địch Super Bowl năm 2003, nhưng tình cảm dành cho thể thao của Malcolm chưa bao giờ được thể hiện rõ ràng. Hãy xem nhà báo Allen St John, người đã gặp người đứng đầu gia đình Glazer vào năm 2000 để viết sách, nói gì về nhà tư bản bí ẩn này.

Glazer đã sở hữu Tampa Bay Buccaneers được 5 năm cho đến thời điểm gặp Allen. "Chúng tôi không nói về bóng đá kiểu Mỹ và ông ta cũng không nói rằng mình yêu CLB như các ông chủ sở hữu khác. Hầu hết các ông chủ nhượng quyền thể thao thích nói về CLB của họ, ngoại trừ Malcolm", Allen viết.

Malcolm đã tặng cho Allen một cục sạc dự phòng in hình NFL, để thể hiện sự hiếu khách. Trong gần một tiếng rưỡi của buổi gặp gỡ ở New York, Allen thấy có rất ít dấu hiệu của một nhà tỉ phú hay ông chủ của một CLB thể thao. Bryan cũng tham dự.

"Cuộc gặp do người đại diện của tôi dàn xếp. Chúng tôi gặp nhau tại khách sạn Hilton và cả hai bố con đang ở chung một căn phòng nhỏ, có hai giường đôi. Tôi ngồi trên một chiếc ghế bành còn họ ngồi trên giường. Lúc đó, Malcolm chủ động dẫn dắt cuộc gặp. Ông ta có những ý tưởng rõ ràng về những câu chuyện muốn kể, như những cuộc mạo hiểm kiếm tiền từ khi còn là một thằng nhóc. Rồi có một câu chuyện dài về các bộ phận của đồng hồ. Sau đó, Malcolm nói về cuộc sống đầu đời của mình ở thời kỳ hậu Đại Suy Thoái. Ông ta cho thấy mình là người thông minh, tháo vát và tiết kiệm.

Tôi cảm thấy có chút ngạc nhiên. Tôi tư duy về tiêu đề cuốn sách: Trở thành tỷ phú từ những đồng xu mẻ. Đại loại thế. Tôi chủ yếu trao đổi với Bryan, còn ông ta chỉ ngồi đó khá im lặng và lắng nghe. Tôi có ấn tượng rằng ông ấy đã nghe những câu chuyện này trước đây. 

Sau đó họ chiếu một tập phim gây tò mò. Một người hầu đang lấy đồ của Bryan đi giặt. Nó thu hút sự chú ý của Malcolm. Ông ta nói: ‘Đó là chiếc quần đóng nhãn Hugo Boss, anh có biết chúng có giá bao nhiêu không? 200 USD. Nhưng tôi thích quần của tôi hơn. Tôi đã mua cái quần này tại JC Penny với giá 19,95 USD'. Tôi nhớ cảm giác thực sự tồi tệ dành cho Bryan. Cha tôi có thể đã nói đùa về điều đó trong một cuộc họp mặt gia đình nhưng không phải trong một cuộc họp với một người lạ. Bryan có một chút bối rối. Chúng tôi gần bằng tuổi nhau vào thời điểm đó, khoảng 38-39 tuổi".

Có một điều cuối cùng khiến Allen khó xử. "Đến cuối cuộc trò chuyện, Malcolm hỏi rằng liệu tôi có thể làm cuốn sách này mà không cần người đại diện không. Tôi đã bối rối, vì thực tế, người đại diện của tôi đã đem về cho tôi những dự án. Nhưng quan trọng hơn, anh ta sẽ lo bán sách. Nhưng Malcolm không muốn mất thêm tiền cho người đại diện của tôi". Cuối cùng, cuốn sách không được hình thành.

Do không có cuốn tự truyện trên kệ sách, chúng ta chỉ có thể tự hỏi Glazer có thể nói gì về Man Utd và liệu ông ta có muốn một chương vào ngày những con trai của ông ta phải yêu cầu cảnh sát hộ tống ra khỏi Old Trafford hay không.

Trong tuần cuối cùng của tháng 6/2005, Joel, Avie và Bryan bắt đầu một cuộc tấn công ở Anh. Họ tới London để gặp Giám đốc Điều hành của Premier League Richard Scudamore, Giám đốc Điều hành Liên đoàn bóng đá Anh Brian Barwick, và Richard Caborn, Bộ trưởng Bộ thể thao.

Chuyến đi của họ đến Vương quốc Anh rất yên ắng để tránh những cuộc biểu tình. Các cuộc họp chỉ được thiết lập trước một hoặc hai ngày, do David Gill, Giám đốc Điều hành của Man Utd, gọi cho FA và Premier League để thu xếp.

Gill tháp tùng ba anh em nhà Glazer từng bước của chuyến thăm, chỉ năm tháng sau khi phản đối việc thâu tóm của họ. Vào tháng 12/2004, ông đã bán số cổ phần trị giá 1,3 triệu bảng cho Jim O'Neill, một CĐV trọn đời của Man Utd và là thành viên Hội đồng Quản trị, nhằm tránh bị nhà Glazer thâu tóm. Ông cũng hiến tặng một số cổ phiếu trị giá 25.000 bảng cho hội cổ đông Man Utd. Mùa Thu năm trước đó, Gill đã gọi các đề xuất mua Man Utd của nhà Glazer là hung hăng và có khả năng gây thiệt hại, dù bây giờ ông phủ nhận mình đã phát ngôn rằng "Nợ nần là con đường diệt vong", những thứ sau này được viết to trên các biểu ngữ màu xanh lá cây - vàng nổi tiếng.

Một số người cho rằng, ngay khi tiếp quản, nhà Glazer sẽ tống cổ Gill nhưng cuối cùng giới chủ Mỹ lại giữ nhân vật này để đảm bảo sự yên tâm cho các nhân viên ở CLB và HLV Alex Ferguson. Nhờ những nước cờ khôn ngoan và tầm ảnh hưởng, mùa Hè năm sau, Gill được bầu vào đội ngũ lãnh đạo FA.

Trong năm năm tiếp theo, mức lương của David Gill đã tăng từ một triệu bảng lên 1,95 triệu bảng, và sau khi rời Man Utd năm 2013, ông đã được bầu vào Ủy ban Điều hành của UEFA. Tương lai đó hoàn toàn mờ mịt khi ông giới thiệu nhà Glazer cho các cơ quan bóng đá Anh, người có mối quan tâm chính liên quan đến việc bán bản quyền truyền hình tập thể.

Scudamore, Barwick và Caborn đều hỏi liệu nhà Glazer sẽ làm bóng đá theo kiểu hớt váng hay không nhưng họ đã được trấn an: "Chúng tôi đến từ một hệ thống phân phối bình đẳng hơn nhiều so với các bạn. Tất cả các quyền tiếp thị và bản quyền truyền hình được tập trung trong NFL, sau đó họ phân phối đồng đều cho các CLB thành viên".

Bộ trưởng Caborn kể lại: "Họ không quá hung hăng. Họ là người Mỹ đặc sệt. Tôi có ấn tượng rằng họ đang tìm kiếm một sức mạnh tổng hợp giữa những gì đang xảy ra ở Mỹ thông qua thể thao, truyền hình và thương mại, và đem điều đó áp dụng cho Man Utd. Premier League là giải đấu lớn nhất thế giới nhưng về doanh thu, thì kém xa NBA hay NFL".

Các nhóm CĐV cảm thấy Caborn có thể đã làm nhiều hơn với tư cách là một Bộ trưởng Thể thao để bảo vệ Man Utd khỏi rủi ro tài chính từ vụ thâu tóm của nhà Glazer. Thậm chí, HLV đương nhiệm Solskjaer khi đó đã tham gia phong trào kháng chiến vào tháng 2/2005. Ông vẫn được liệt kê như một người bảo trợ trên trang web Man United Supporters Trust.

Mối quan tâm không chỉ đến từ khoản nợ buộc lên cổ CLB mà còn từ các khoản vay PIK của Glazers (trị giá 220 triệu bảng) cho phép người vay trả lãi bằng nợ bổ sung, thay vì bằng tiền mặt. Ba quỹ phòng hộ gồm Perry Capital, Och-Ziff Capital Management và Citadel - những người cho vay tiền được quyền yêu cầu tham dự vào Hội đồng Quản trị và sở hữu một phần Man Utd nếu thanh toán bị chậm trễ.

Sean Bones, một thành viên chủ chốt của quỹ Cổ đông United 15 năm trước, kể lại: "Một trong những chứng cứ mà chúng tôi có là luật nhượng quyền thương mại NFL, thứ không cho phép ai đó có thể huy động vốn cao hơn 15% khi việc thâu tóm diễn ra. Giới hạn hiện tại là mức đòn bẩy 350 triệu USD, tương đương với trung bình trị giá của NFL là 2,86 tỷ USD, tương đương mức 12%. Nhưng nhà Glazer đã tận dụng gần 66% giá trị của Man Utd".

Bones làm việc trong một nhà máy cách sân Old Trafford nửa dặm, và vào những ngày thi đấu, ông sẽ đến đây để vận động các CĐV trung thành bỏ tiền mua cổ phần của Man Utd. "Tôi đã bị tàn phá khi nhà Glazer thâu tóm CLB. Tôi nghĩ rằng chúng tôi đã thực sự rất gần với sự tiếp quản Man Utd. Chúng tôi đã tham dự các cuộc họp định kỳ trong phòng họp của Old Trafford vào các buổi chiều thứ Sáu để thảo luận về tâm tư của người hâm mộ với David Gill và những người khác. Và tôi nhớ rằng, kết quả của một cuộc họp ở London báo về những tín hiệu khá thuyết phục".

Các CĐV Man Utd luôn cho rằng nhà Glazer đang kiếm lời trên thân xác của CLB.

Bones đang nói về Thỏa thuận Nomura và sự tự tin của nhóm kháng chiến đã tăng cao khi có Russell Delaney trong hàng ngũ. Delaney có liên hệ với nhóm Đua ngựa Coolmore, công ty sở hữu 28,7% cổ phần của Man Utd.

Coolmore, dẫn đầu bởi John Magnier và JP McManus, đã tích lũy quyền sở hữu của họ trong thời gian kết bạn với Sir Ferguson, người muốn củng cố cơ sở quyền lực của mình khi Man Utd trở thành một Công ty TNHH đại chúng (PLC).  Nhưng mối quan hệ của họ đã xấu đi vì nảy sinh tranh chấp về quyền sở hữu chú ngựa đua có tên Rock of Gibraltar. "Con ngựa chó chết", những CĐV trung thành của Man Utd gào lên vì nó làm mất cơ hội cản trở nhà Glazer thâu tóm CLB.

Khi các cuộc tranh chấp pháp lý leo thang và bị công khai, Magnier và McManus đã gây áp lực lên HLV Ferguson vào tháng 1/2004 bằng cách đưa ra 99 câu hỏi về các giao dịch chuyển nhượng của Man Utd, mua thêm cổ phiếu và thuê các nhà điều tra tư nhân.

Ben Hatton - người đứng đầu các doanh nghiệp thương mại của Man Utd trong nhiệm kỳ 10 năm cho đến năm 2007 - cho biết, công việc của HLV Ferguson đã bị đe dọa. Quyền lợi lớn nảy sinh giữa hai bên khiến các nhà đầu tư Ireland muốn sử dụng quyền sở hữu cổ phần của họ lúc đó để gây áp lực lên Sir Alex. "Rõ ràng, số cổ phiểu của các hiệp sỹ trắng kiểu như Magnier và McManus sẽ có vai trò quan trọng để ngăn chặn một vụ thâu tóm đầy đủ. Nhưng đáng tiếc thay, chỉ vì một con ngựa mà mọi thứ hỏng bét", Ben Hatton nói.

Vì vậy, Magnier và McManus là những người sẽ quyết định ai là vua của Old Trafford thông qua số cổ phiếu mà họ sở hữu. Delaney tin rằng những người này sẽ lắc đầu nếu nhà Glazer tiếp cận. Nhưng điều đó đã không xảy ra. Trước sự ngạc nhiên của Delaney, vào ngày 12/5/2005, Red Football, chi nhánh đầu tư của nhà Glazer, tuyên bố đã đạt được thỏa thuận mua cổ phần của Magnier và McManus.

Vào thời điểm vụ thâu tóm trị giá 790 triệu bảng hoàn tất, người ta tin rằng, nhà Glazer đã chỉ bỏ vào 270 triệu bảng của chính họ và phần lớn số tiền còn lại đến từ việc đi vay và thế chấp chính CLB này. Họ chấp nhận đánh bạc với cả tương lai của một CLB, thứ mà chính phủ Anh cần can thiệp. Nhưng bộ trưởng Caborn phản biện: "Chúng tôi không thể ngăn chặn vụ thâu tóm. Đó thuộc thẩm quyền của các cơ quan quản lý Premier League và FA. Một khi họ đã vượt qua bài kiểm tra pháp nhân và phương thức giao dịch phù hợp, thì chính phủ chẳng thể làm gì.

Tôi đã là một người hâm mộ CLB Sheffield United từ khi lên tám. Tôi biết một CLB có nghĩa như thế nào đối với một thành phố hoặc thị trấn. Với tư cách người đại diện chính phủ, chúng tôi đã theo dõi đảm bảo quyền sở hữu của Man Utd không rơi vào tay kẻ xấu và sẽ tiếp tục đóng một vai trò lớn trong cộng đồng. Công bằng mà nói, về cơ bản, họ đã làm được điều đó".

David Davies, người ba lần làm Giám đốc Điều hành của FA, đã nhận được một cuộc gọi từ Barwick vào thứ Ba ngày 28/6/2005. Ông nói, ông Brian Brian, một người ủng hộ Liverpool thực sự, nói: "Này, đám nhà Glazer đang đến FA. Ông phải gặp họ". Bởi David nổi tiếng là người am hiểu Man Utd.

"Tôi nhận thức được việc thâu tóm sẽ gây tranh cãi nhưng tôi cũng biết HLV Alex Ferguon đang ủng hộ những người này", David kể. "Đó là một cuộc họp rất thân mật. Tôi đã băn khoăn liệu những người Mỹ có quan tâm đến Man Utd không và có vẻ tôi cũng đã làm được vài việc mang tính lịch sử cho CLB.

Tôi đã là một người mua vé cả mùa trọn đời cho Man Utd kể từ khi rời FA. Tôi ngồi xem bóng đá ở Khán đài Nam và sẽ phải sống trên hành tinh Zog để không bị đau đầu bởi các tranh cãi liên quan đến quyền sở hữu. Nếu Man Utd ngừng mua những cầu thủ tuyệt vời, tôi sẽ chỉ trích. Nhưng chúng ta đã sống đủ lâu để biết điều gì đã xảy ra sau thời của Matt Busby.

Tôi có quan điểm rõ ràng về sự phù hợp và việc gặp đúng người. Có phải tất cả đều thỏa đáng? Tôi sẽ giả vờ như vẫn chưa có câu hỏi nào được trả lời. Chúng ta vẫn cứ sẽ tranh luận về các quy định sở hữu và ai nên có những quyền hạn đó. Chắc chắn".

Cuộc họp cuối cùng của nhà Glazer tại London là với Bộ trưởng Caborn trong văn phòng của ông tại Quảng trường Trafalgar. Tối hôm đó, tại Hạ viện, anh em nhà Glazer được hỏi về lộ trình tiến hành quản lý Man Utd. Những người Mỹ rất hài lòng bởi họ không có lịch sử như người Anh.

Anh em nhà Glazer được chở bằng chiếc xe của bộ trưởng, trong khi Gill bước xuống White Hall và xếp hàng ở lối vào St.Stephen. Cả nhóm sau đó ăn tối cùng nhau trong Phòng Churchill. Sau một loạt các tuyên bố, các bên bày tỏ sự hài lòng với kết quả cuộc họp. Nhưng việc làm giảm bớt những lo ngại là một chuyện. Giành chiến thắng trước những CĐV Man Utd sẽ là một điều hoàn toàn khác.

Hàng trăm CĐV Man Utd biểu tình trước cửa sân Old Trafford năm 2005 để phản đối nhà Glazer.

18h15 ngày thứ Tư, ngày 29/6, anh em nhà Glazer đến Old Trafford để gặp đội ngũ quản lý cấp cao của CLB. Lời đã nói ra. Phóng viên và nhiếp ảnh gia đã đến. Khoảng 400 CĐV Man Utd, những người tập trung suốt buổi tối trên sân để hát những bài hát chống nhà Glazer.

Đội ngũ an ninh của Man Utd dựng lên một cánh cổng thép xung quanh lối vào của lãnh đạo CLB và người hâm mộ đã phản ứng bằng cách dựng rào chắn trên đường. Cảnh sát chống bạo động đã đến với chó nghiệp vụ. Bên trong sân, các nhân viên tự hỏi làm thế nào họ có thể thoát ra được.

Một người ngồi chung cùng phòng chờ Platinum với anh em nhà Glazer kể lại: "Khá đáng sợ. Chúng tôi ngồi đợi ở bên trong".

Khoảng 22h25, tiếng động cơ gầm rú và cánh cửa của lối vào của cầu thủ tại khán đài Stretford End mở tung. Hai xe tải của cảnh sát, với người nhà Glazer bên trong, lách qua đám đông phẫn nộ. Một số CĐV quá khích tấn công xe bằng gạch đá. Hai CĐV đã bị bắt.

Ngày hôm sau, Sir Bobby Charlton, người đã bày tỏ mối quan ngại về việc thâu tóm, đã đến Old Trafford để gặp nhà Glazer. Sau đó, ông nói với các phóng viên rằng, ông đã xin lỗi giới chủ mới vì cảnh tượng hôm qua. "Tôi đã cố gắng giải thích họ rằng không thể ngó lơ người hâm mộ, những người rất có yêu mến CLB nhưng đôi khi lại quá đà".

Ấn tượng đầu tiên của Charlton về nhà Glazer là sự tích cực. "Giống như bất kỳ người hâm mộ bóng đá nào khác, tôi đã thức dậy trong đêm để tự hỏi chuyện gì đang xảy ra. Nhưng họ đã xoa dịu rất nhiều nỗi sợ của tôi".

Song chừng đó vẫn là không đủ đối với một số người hâm mộ, những người đã thành lập CLB ly khai FC United thay vì mua vé xem Man Utd của nhà Glazer. Andy Walsh, khi đó đã 43 tuổi và nghĩ lại ký ức của 38 năm ủng hộ Man Utd trong khi ngồi trong xe hơi bên ngoài Old Trafford, chuẩn bị rút tiền khỏi tài khoản và ngừng gia hạn vé mùa với Man Utd. "Tôi đã khóc. Điều này là không hợp lý nhưng những cảm xúc đó mới biến chúng ta thành con người. Nếu bạn coi đây như một vụ ngừng giao dịch thuần tuý, cảm xúc của bạn đã chai mòn và bạn sẽ làm hỏng môn thể thao này".

Walsh không thể dành tình yêu của mình cho đội bóng với những ông chủ mới. "Đúng thế, nhà Glazer đã kiếm tiền cực tốt thông qua các giao dịch thương mại. Nhưng khi làm điều đó, họ đã bóp nghẹt linh hồn của câu lạc bộ, theo quan điểm của tôi. Họ là những con đỉa khát máu".

Trên trang mô hình kinh doanh của các nhà đầu tư vào Man Utd, hai biểu đồ hình tròn được hiển thị bên trên. Một cho thấy doanh thu thương mại ở mức 66 triệu bảng trong năm 2009, chiếm 24% tổng doanh thu. Hình tròn còn lại cho thấy con số khác ở năm 2019 khi mức doanh thu nhảy lên 275 triệu bảng và chiếm 44% trong tổng thu nhập.

Các nguồn tin trong ngành cho biết sự thay đổi này có nghĩa là không có CLB nào được ươm trồng tốt hơn từ cuộc khủng hoảng hiện tại so với Man Utd, với tỷ lệ tiền lương trên thu nhập là 53% - một trong những mức thấp nhất tại Premier League. "Có một cuộc tranh luận lớn hơn về hình dạng của trò chơi này. Bản thân Man Utd đã làm thay đổi bộ mặt của bóng đá. Barcelona, Real Madrid, AC Milan, Bayern Munich - tất cả những CLB vẫn chỉ đang theo đuổi tiền tài trợ", một cựu giám đốc của Man Utd bình luận.

Tuy nhiên, không CLB nào làm điều tương tự Man Utd, người tiên phong trong việc phổ biến các hạng mục tài trợ. Được liệt kê hiện tại trên trang web chính thức của họ là 25 đối tác toàn cầu, tám đối tác khu vực, 14 đối tác truyền thông và 14 đối tác tài chính - tổng cộng 61 nhà tài trợ.

Đó là sự hiện thực hóa tham vọng của nhà Glazer khi mua CLB này. Theo các nguồn tin, họ đã hoài nghi rằng Tampa Bay Buccaneers có doanh thu thương mại lớn hơn Man Utd, dù các quy định của NFL đã giới hạn mức tài trợ của đội trong bán kính 75 dặm. "Nếu bạn đến vịnh Tampa, bạn có thể thấy các tên của nhà tài trợ trát khắp nơi: chuỗi DIY (Tự sản tự tiêu), nhà hàng thịt gà, đại lý xe hơi... Họ đã có hàng tấn", một cựu giám đốc điều hành nói.

"Nhà Glazer chuyển mô hình này sang Man Utd trên phạm vi toàn cầu. Bản hợp đồng đầu tiên mà nhà Glazer đã thực hiện là với Saudi Telecom - 5 triệu bảng mà không cần ký tên. Chỉ là nhằm xây dựng thương hiệu ở Saudi Arabia", vị kia nói tiếp.

Một cựu giám đốc khác nói: "Thị trường chứng khoán cạnh tranh với một công ty có doanh thu phụ thuộc vào thành công trên sân cỏ. Nó được định giá thấp. Đó là những gì cho phép ai đó đã nhìn thấy giá trị trong một thương hiệu toàn cầu để mua nó. Woodward đã bán nó cho nhà Glazer và họ đã mạo hiểm. Tôi biết họ đã tận dụng thỏa thuận nhưng họ đã bỏ tiền vào đó. Nếu tất cả đã đi sai, họ sẽ bị xóa sổ. Quan điểm của họ là: ‘Chúng tôi đã liều, giờ chúng tôi sẽ ăn nhiều".

Woodward, theo một đồng nghiệp cũ, là kiến trúc sư của kế hoạch kinh doanh và là trung tâm của việc thực hiện. Sau khi vụ thâu tóm hoàn tất, ông rời khỏi JP Morgan, ngân hàng đã cung cấp khoản vay cho nhà Glazer mua Man Utd. Sau đó, ông gia nhập Man Utd. Năm 2007, khi đầu quân cho Man Utd với tư cách là Giám đốc Thương mại, Richard Arnold đã báo cáo với Woodward chứ không phải Gill.

Nhà Glazer từng giải thích ý định của họ trong một cuộc họp với tất cả nhân viên. Họ nói: "Hãy nhìn xem, chúng tôi đã mua CLB này bởi vì chúng tôi đã thấy một cơ hội". Đúng thế, họ không bao giờ nói đã mua CLB vì là người hâm mộ. Nhà Glazer là những doanh nhân thuần tuý.

Có những nhân vật khác thành thạo trong tiếp thị bóng đá, người đưa ra một cái nhìn khác. Edward Freedman được mô tả là một trong những bản hợp đồng quan trọng nhất của thập niên 1990 của cựu chủ tịch Martin Edwards. Với tư cách là Giám đốc Quản lý bán hàng, ông đã điều hành hoạt động bán hàng của Man Utd từ doanh thu 1,2 triệu bảng năm 1992 lên 28 triệu bảng khi rời đi 5 năm sau đó.

Freedman lại miệt thị cách tiếp cận của nhà Glazer. "Họ không biết thương hiệu là gì. Nhà Glazer đã có một vài bước đi kiếm tiền khá thông minh. Tuy nhiên, tôi rất tiếc khi nói rằng, mức độ kiếm tiền của họ chẳng liên quan gì đến đội bóng Man Utd".

Man Utd đã liên kết với các công ty mì gói Nhật Bản và các nhà sản xuất lốp xe Indonesia, trong khi các cầu thủ quảng cáo khoai tây chiên Mister. Một tay môi giới cầu thủ cấp cao đã phàn nàn rằng CLB bị ám ảnh bởi chủ nghĩa thương mại và trở một cỗ máy kiếm tiền lớn.

Tính thương mại của Man Utd tăng cao kể từ khi rơi vào tay nhà Glazer.

Sau khi kết thúc trận đấu ở West Ham, chưa đầy một tiếng sau một số ngôi sao của Man Utd được yêu cầu lái xe Chevrolet để quay quảng cáo cho nhà tài trợ thay vì được nghỉ ngơi. "Tôi không thể làm như thế. Chúng tôi đã được mời chào làm kiểu thế từ lâu rồi, và không bao giờ chấp nhận. Tiền trên thế giới nhiều vô số nhưng phải có giới hạn. Họ đến đây đã thấy có thương hiệu, và họ chỉ mải miết nhặt tiền", Freedman nói. "Tuy nhiên, việc kiếm tiền cho những thứ không tương thích với thương hiệu của bạn cuối cùng sẽ hủy hoại thương hiệu của bạn. Đó là những gì tôi có thể thấy họ đang làm. Toàn bộ sức hấp dẫn, toàn bộ vinh quang của Man Utd, dường như đã biến mất".

Ben Hatton có thể nhớ biết bao lần ông trút giận lên cách tiếp cận của nhà Glazer mỗi khi ngồi uống với đồng nghiệp sau giờ làm. Nhưng 13 năm kể từ khi tẩy chay Man Utd, ý kiến của ông đã thay đổi. "Thật ra, cách làm của giới thể thao Mỹ chăm chỉ hơn ở Anh. Hoạt động kinh doanh thể thao ở Mỹ chính xác là kinh doanh. Đó là lý do tại sao nhượng quyền thể thao của họ lại bền vững và ở Anh thì không. Trọng tâm của họ là kinh doanh. Nếu Man Utd ghi bốn bàn, họ có lẽ cũng không biết bốn bàn thắng đó đến như thế nào".

Những CĐV như Walsh và Bones sẽ lập luận mạnh mẽ rằng các CLB bóng đá là tài sản của cộng đồng chứ không phải là nhượng quyền thương mại như ở Mỹ. Nhưng Man Utd cũng đã tập trung vào việc kiếm tiền ngoài sân cỏ từ trước khi nhà Glazer đến. Hatton giải thích về hoạt động này từ năm 1997. Ông là người đầu tiên đi vào thị trường để hiểu được số lượng người hâm mộ của Man Utd tại 23 thị trường. "Sau rất nhiều nghiên cứu thống kê, chúng tôi tổng kết Man Utd có 623 triệu CĐV", ông nói. "Kế hoạch kinh doanh của chúng tôi bắt đầu từ việc nghiên cứu họ: họ ở đâu, họ thích gì, họ làm gì. Chúng tôi sẽ giới thiệu cho họ cái gì và bán cho họ thứ gì. Biến người hâm mộ thành khách hàng, đó là một dòng sản phẩm do chúng tôi tạo ra và là đạo đức kinh doanh của chúng tôi".

Chiến lược của nhà Glazer về cơ bản là khác hẳn. Trước khi nhà Glazer đến, Man Utd cố gắng hợp lý hóa các nhà tài trợ của họ, nhưng không mở rộng chúng. "Chúng tôi có đối tác chính là Vodafone và tám đối tác bạch kim. Nhưng chúng tôi thực sự muốn đi theo một hướng chiến lược hơn: ít mà chất còn hơn nhiều mà tạp nham. Thay vì có tám nhà tài trợ ở mức 1,2 triệu bảng mỗi năm, chúng tôi đã có bốn nhà tài trợ ở mức 5 triệu bảng", một cựu giám đốc khác nói. "Đó là điều rất khác biệt. Nó không đúng hay sai. CLB, về chức năng tiếp thị, đã được thiết lập để quản lý mối quan hệ. Mục đích tối thượng là làm cho các nhà tài trợ cảm thấy rằng họ đang nhận được một dịch vụ không ai sánh kịp. Vì vậy, khi đến lúc đàm phán lại, họ đã sẵn sàng nói: Cần thêm tiền chứ gì, bao nhiêu? Chúng tôi trả ngay".

Tuy nhiên, đó là một triết lý rất khác với nhà Glazer. Họ đưa ra một quan điểm: "'Có hàng trăm công ty trên thế giới mà chúng ta chưa từng nghe đến. Tất cả họ đều chuẩn bị để trả gấp 10 lần so với các nhà tài trợ hiện tại. Vì vậy, chúng ta không phải tìm cách phát triển thị trường mà là tìm kiếm đối tác hời nhất trên bàn".

Để bắt đầu, Woodward và Arnold đã làm việc cùng nhau trong các giao dịch bán hàng này trong một văn phòng nhỏ ở Mayfair. Arnold đã biết Woodward trong nhiều năm nhưng sự phù hợp của ông cho vai diễn nhanh chóng trở nên rõ ràng. "Tay này sẽ không rời phòng cho đến khi nhận được câu trả lời mà anh ta muốn". Tâm lý đó lan sang nhân viên của Woodward, và một nhân viên hạng bét thậm chí đã bám theo một giám đốc điều hành của đối tác tài trợ tiềm năng tới Bali trong kỳ nghỉ gia đình chỉ để mời ký hợp đồng bằng được.

Joel, Avie và Bryan rất chú ý đến quá trình kinh doanh, để mặc Gill đắm mình vào bóng đá. Họ tạo một không gian làm việc lớn cho 40-50 nhân viên tại Pall Mall với giá thuê hàng năm là 5 triệu bảng. Toàn bộ ngân sách tiếp thị là 600.000 bảng. "Đây là lực lượng bán quảng cáo, tìm đối tác tài trợ lớn nhất London. Đây là một cách tiếp cận có cấu trúc hơn nhiều. Họ có thể sẽ nghiên cứu 100 quốc gia trên thế giới, lấy 200 công ty hàng đầu ở mỗi quốc gia, nghiên cứu hiểu rõ và sau đó tiếp cận họ", một nguồn tin mô tả.

Trụ sở chính của Man Utd ở London được mở tại Green Park, trong khi văn phòng ở Hongkong cũng được mở để phục vụ khách hàng Viễn Đông. Đó là một cách tiếp cận thương mại đã được bắt chước y hệt bởi Liverpool và Man City sau này.

Các nguồn tin trong ngành cho biết các cuộc đàm phán tìm nhà tài trợ áo đấu mới đang tiến triển rất tốt, bất chấp đại dịch Covid-19. CLB vẫn hấp dẫn nhờ những gì mà trang web United có, cái mà các nhà đầu tư gọi là "1,1 tỷ người theo dõi".

Nhờ các mỏ CĐV trên toàn thế giới, doanh thu thương mại của Man Utd đã ổn định suốt 4 năm qua và CLB đang rời khỏi mô hình đối tác khu vực để tập trung vào tìm kiếm các đối tác tài trợ ở quy mô toàn cầu. "Họ đã ít chú ý đến các mối quan hệ khách hàng hơn chúng tôi, điều này có thể sẽ khiến Man Utd trả giá. Một thời gian, chiến lược của họ khá đơn giản: Man Utd là CLB bóng đá vĩ đại nhất thế giới, tại sao bạn không liên kết với chúng tôi. Nhưng giờ họ không còn chú ý tới thành tích sân cỏ, họ sẽ mất khách hàng", một chuyên gia bình luận.

Nhà Glazer đã bị buộc tội thờ ơ với danh hiệu miễn là lợi nhuận tiếp tục được đẻ ra. "Họ có thực sự muốn chiến thắng không? Không ai biết. Họ đeo nhẫn vô địch Super Bowl mà họ giành được với Tampa Bay Buccaneers. Nhưng có vẻ họ chỉ cần vô địch một lần là đủ".

Và nhà Glazer sẽ chế giễu quan điểm này. Có một niềm tin đích thực trong CLB rằng Ole Gunnar Solskjaer đang xây dựng một đội hình để thách thức các danh hiệu.

Về mặt thương mại, việc tài trợ áo đấu với Chevrolet, trị giá 450 triệu bảng trong bảy mùa, là một thành công lớn. Nhưng thỏa thuận sẽ không được gia hạn trước năm 2021 và người chịu trách nhiệm cho thỏa thuận tại General Motors, Joel Ewanick, đã bị cách chức ngay sau khi công bố vào năm 2012, do không đáp ứng được kỳ vọng của công ty.

Đã có sự hỗn loạn tại Man Utd, với một số giám đốc tiếp thị ra đi sau khi bất đồng quan điểm với chiến lược của nhà Glazer. Hatton nói: "Họ rất khắt khe và nhanh chóng minh định rằng sự khác biệt chiến lược về tầm quan trọng luôn  đòi hỏi những người khác nhau. Chúng tôi đã thực hiện một số vụ giao dịch tuyệt vời nhưng chúng tôi chưa bao giờ là người bán hàng".

Các thành viên chủ chốt khác vẫn được thừa kế bởi nhà Glazer. Vào tháng 4/2007, Lee Daley, một CĐV trọn đời của Man Utd, đã bỏ vai trò Giám đốc Điều hành của Saatchi & Saatchi UK để trở thành Giám đốc Thương mại của tập đoàn Man Utd. Ông đã đến Old Trafford với tầm nhìn dài hạn về cuộc cách mạng hóa chiến lược thương mại của CLB bằng cách khai thác sự bùng nổ truyền thông xã hội. Nhưng ông đã từ chức chỉ sau bốn tháng, với giấc mộng trở thành nhà bán tài trợ vinh quang bị vỡ tan tành.

Hatton bảo vệ phong cách kinh doanh của nhà Glazer. "Họ không đòi hỏi nhiều hơn bạn mong đợi, họ đã bước vào một CLB bóng đá nơi họ biết ban quản lý và ủy ban điều hành cấp cao đã sẵn sàng chỉ trích mọi thứ họ dự định trong 18 tháng. Họ không tạo ra một môi trường thù địch. Họ thực sự là những người tốt và thông minh phi thường, đặc biệt là Joel, Bryan và Avie. Họ có một sự hiểu biết thực sự về kinh doanh thể thao".

Joel Glazer trong cuộc phỏng vấn đầu tiên và duy nhất trên kênh truyền hình của Man Utd.

Một đồng nghiệp khác cũng kể lại ấn tượng đó, khi nói rằng anh em nhà Glazer rất giỏi trong việc nhớ tên người thân khi tụ họp ở mỗi trận chung kết. Những người khác mô tả Joel là một người chu đáo và giỏi đánh giá, liên tục đặt câu hỏi. Khi cuộc khủng hoảng nCoV bắt đầu, ông quyết định thanh toán lương đầy đủ cho những người lao động bình thường và không nhân viên bị sa thải hay giảm lương. Ông cũng tự hào rằng Man Utd chưa bao giờ bị điều tra vì vi phạm công bằng tài chính hoặc bị cấm vì vi phạm chuyển nhượng. 

Tuy nhiên, một cựu giám đốc khác quen thuộc với các phương pháp của họ về phía doanh nghiệp lại vẽ ra một bức tranh hơi khác. "Joel sẽ lo hầu hết các cuộc nói chuyện nhưng Bryan là người ồn ào nhất. Avie là một thiên tài tài chính. Họ đều hơi giống Donald Trump. Chém gió cũng ác".

Ban đầu, một số nhân viên nghi ngờ nhà Glazer "quyết định mọi thứ xung quanh bàn ăn gia đình", một quan điểm "gia đình trị" được thiết lập khi Joel Kassewitz, chồng của Darcie được tham dự các cuộc họp Hội đồng Quản trị và Kevin Glazer được giao công việc cập nhật trang web từ phiên bản năm 2005.

Trong Hội đồng Quản trị hiện tại, Joel được coi là ông trùm lớn và dành phần lớn thời gian trong ngày để xử lý các công việc ở Man Utd. Avie vẫn quan tâm nhưng Bryan đã lùi lại sau khi kết hôn vào năm 2015. Nguồn tin cho biết Joel muốn được thông báo về mọi thứ và thực sự có hứng thú với bóng đá, đã xem rất nhiều trận đấu ở Ngoại hạng Anh trên kênh NBC, và không chỉ các trận đấu có Man Utd.

Các nguồn tin cũng tin vào triển vọng phát triển của nhà Glazer. Có rất nhiều phân tích được thực hiện ở mặt sau của mọi quyết định thương mại. Nhưng những quyết định đó có thể chỉ ra thực tế rằng chính nhà Glazer đã ký kết nó, sau khi để các trợ lý làm công việc chuẩn bị. Ví dụ, khi Man Utd đang thay đổi nhà tài trợ áo đấu và tiến gần đến việc ký kết hợp đồng với hãng Nike. Với những hợp đồng dạng này cần phải chuẩn bị trước cả 18 tháng nhưng vì hãng Nike muốn ký thật nhanh để kịp mùa giải mới. Mọi người đều sẽ đồng thanh: "Chúng ta cần một quyết định ngay bây giờ". Khi đó, nhà Glazer mới lên tiếng: "Chà, cái giá phải trả cho vấn đề là gì?". Như thế, nhà Glazer không quan trọng phải hớt ngay đối tác béo bở mà phải tính toán xem lợi hại rốt cuộc thế nào. Họ không sợ phải chi nhiều tiền hơn nếu có lý do chính đáng.

Theo tờ The Athletic, có một đối tác tài trợ áo tiềm năng là Etihad Airways có trụ sở tại Abu Dhabi của UAE, hiện ngự trị trên áo đấu và tên SVĐ của Man City, từng rất gần với thỏa thuận tài trợ cho Man Utd. Thế nhưng chỉ có nhà Glazer mới có thể lắc đầu từ chối.

Chúng ta có thể cho rằng nhà Glazer không coi trọng tiền. Nhưng thực ra không phải. Họ sẵn sàng bắt nhân viên nhảy xuống mọi cái hố trong sân Old Trafford để tìm lại đồng 10 bảng trót đánh rơi. Vấn đề là kinh doanh phải có nguyên tắc. Một nhân viên của CLB nói rằng, cách tiếp cận này đã thấm sâu vào cả khía cạnh bóng đá, với nhà đàm phán trưởng Matt Judge, người từng làm việc với Woodward tại JP Morgan, để tạo nên nền tảng: Nhà Glazer quản lý tất cả mọi thứ dù nhỏ nhất.

Đó là lý do Man Utd mất quá nhiều thời gian để ký hợp đồng với cầu thủ hoặc đề nghị gia hạn hợp đồng. Không phải trùng hợp ngẫu nhiên mà nhiều cầu thủ đang bước vào năm cuối cùng của họ. Quyết định đi từ Matt đến Ed, đến Joel, rồi lại đến Ed đến Matt. Nó cực chặt chẽ. Và trong thời gian đó, Liverpool đã kịp mua xong một cầu thủ.

Tuy nhiên, Man Utd tin rằng tốt hơn hết là xem xét cẩn thận cầu thủ phù hợp thay vì nhanh nhẩu đoảng và Joel quan tâm đến các phân tích của hệ thống trinh sát mang lại sự cân bằng hơn tất cả.

Nhà Glazer, khi trở lại Mỹ, đã yêu cầu thiết lập hệ thống liên lạc qua video tại trụ sở Man Utd ở London. Hệ thống này gồm một màn hình lớn, cũng kết nối tổng hành dinh ở Manchester. Một khi vấn đề tài chính của mọi chuyện đã được điều chỉnh, sắc lệnh sẽ được ban hành.

Ở quy mô nhỏ hơn, một số nhà môi giới đã nói về những khó khăn trong việc có được các gói phúc lợi nhằm trợ phụ huynh chở con cái đến trung tâm tập luyện Carrington. Nhưng ngay cả ở vấn đề nhỏ như con thỏ này, câu trả lời sẽ là: "Chúng ta phải thông qua hội đồng". Một khoản chi nhỏ như hạt lạc bên cạnh những chi phí to như con ma mút.

Nhưng trong quá trình xử lý này, vẫn có nhiều chi tiết có thể bị bỏ lỡ trong các cuộc đàm phán. Ví dụ như một cầu thủ chuẩn bị đáo hạn hợp đồng mới nhưng lời đề nghị ban đầu từ Woodward và Judge thấp hơn 10.000 bảng so với mức lương của anh ta đang được hưởng vào thời điểm đó. Đây không phải âm mưu chơi bẩn vì 30 phút sau, họ đã ký kết thoả thuận và tăng gấp đôi mức lương cho cầu thủ kia.

Các tay cò khác gần gũi với Man Utd nói rằng, các cuộc đàm phán có thể tiến triển thuận lợi, Woodward đã luôn giữ đúng với lời hứa khi đàm phán với những cầu thủ giàu khả năng. Dù vậy, đã có rắc rối khi Man Utd đàm phán với Sporting Lisbon ở vụ Bruno Fernandes. Sporting đòi 71,5 triệu bảng nhưng Woodward đã trả ở mức thấp hơn nhiều nhưng quy định rằng Man Utd sẽ trả đủ mức giá trên nếu các điều khoản về hiệu suất được đáp ứng. Nhiều khả năng, Man Utd sẽ trả khoảng 58 triệu bảng cho tân binh đã ký hợp đồng vào ngày 30/1.

Nhà Glazer chưa bao giờ từ chối chi tiền để mang về những bản hợp đồng lớn cho Man Utd. Gần nhất là tiền vệ Bồ Đào Nha - Bruno Fernandes.

Do từng bị nhiều đòn đau về chuyển nhượng trước đó, có một cảm giác chắc chắn rằng, nhà Glazer không muốn Man Utd bị khai thác bởi vị thế CLB nhà giàu. Họ thực sự đã rất ủng hộ các HLV quá nhiều. Khoản chi chuyển nhượng gần 900 triệu bảng kể từ khi Alex Ferguson nghỉ hưu chứng thực điều đó.

Trong các tài liệu liên quan đến việc tái cấp vốn năm 2006 của Man Utd, nhà Glazer phác thảo khoản chi tiêu ròng 25 triệu bảng mỗi mùa Hè, tương phản rõ rệt với sự phô trương của Man City. Nhưng nhà Glazer không bao giờ nói không với yêu cầu mua người của Sir Alex Ferguson. "Nhìn vào như một người ngoài cuộc, tôi nghĩ rằng họ đã thực hiện khá tốt so với chiến lược mà họ đã đặt ra từ những năm trước. Điều duy nhất tôi thấy không ổn đó là mức độ đòn bẩy trong kế hoạch kinh doanh của họ và chuyện nợ nần trong hai hoặc ba năm đầu tiên khi họ đặt chân xuống Old Trafford", Hatton nói.

Sự thay đổi từng bước trong thu nhập từ tiền Bản quyền truyền hình đã giúp Man Utd rất nhiều. Chỉ riêng ở nước Anh, tiền bản quyền Premier League đã tăng từ 1,024 tỷ bảng lên 1,706 tỷ bảng năm 2007 và đạt 5,136 tỷ bảng vào năm 2016. Các nguồn tin khẳng định, nhà Glazer đã dự đoán mức tăng như vậy do kinh nghiệm của họ trong nền thể thao Mỹ.

Tăng giá vé chắc chắn là một phần trong chiến lược ban đầu của nhà Glazer. Trong các tài liệu năm 2006, họ đã phác thảo niềm tin rằng giá vé tại Old Trafford vẫn thấp, dù đã thực hiện tăng trung bình 12,5% trong mùa giải đầu tiên của họ. Cụ thể, họ cho rằng giá vé của Man Utd quá thấp so với giá tại các CLB khác ở London và trong khi các đội bóng Ngoại hạng anh ở phía Bắc nước Anh được xem là có lực lượng CĐV giàu có hơn. Do đó, điều này dẫn tới việc tăng thêm 36% giá vé vào đầu mùa giải 2012-2013. Họ đã giới thiệu giá vé theo phong cách nhà hát opera, vị trí xem càng tốt, giá càng cao.

Nhưng Man Utd đã đóng băng giá vé chung kể từ năm 2012, và điều đó, một phần giải thích lý do tại sao doanh thu ngày thi đấu đã giảm xuống ở mức trung bình khoảng 115 triệu bảng. Khán giả rất biết ơn vì CLB đã chống lại sự gia tăng giá vé nhưng họ vẫn bực mình vì sự không đầu tư vào sân bóng. Dù nhà Glazer đã được ghi nhận với quyết định tăng sức chứa Old Trafford, lên 76.000 bằng cách phát triển các góc khán đài một phần tứ ở phía Tây Bắc và Đông Bắc của SVĐ, nhưng họ đã không thực hiện cam kết xây dựng mới.

Sir Roy Gardner, Chủ tịch của công ty TNHH Manchester United, đã tuyên bố trong năm 2005 rằng, các chi phí ước tính 43 triệu bảng cho nâng cấp sân sẽ được hoàn vốn trong vòng sáu năm. Nhưng với việc nhà Glazer tăng giá vé, quá trình này đã được hoàn trả nhanh hơn nhiều.

Dù vậy, nhà Glazer đã đồng ý chi thêm một chút cho các góc khán đài một phần tư nhỏ hẹp. Khi họ tiếp quản, các góc phần tư vẫn đang trong giai đoạn lập kế hoạch. Có một lựa chọn để phủ các góc phần tư bằng các tấm tôn thay vì sử dụng vật liệu đắt tiền bởi nó tiết kiệm được cả nửa triệu bảng.

Nhưng nhà Glazer đã nói rằng, cứ làm đồ ngon, tốn kém mà ngon lành thì cũng OK. Đây chắc chắn là khát vọng của Man Utd với sân bãi của mình. Họ dường như muốn chia sẻ quan điểm rằng Old Trafford phải là một trong những SVĐ tốt nhất ở Vương quốc Anh. Một nguồn tin khác nói: "Khi mới đến, nhà Glazer có ý định xây dựng lại Old Trafford. Nhưng họ đã tuyệt vọng trong việc mua đất. Và thứ duy nhất họ mua được là chỗ mà Gary Neville xây khách sạn. Không ai nghĩ rằng nhà Glazer có thể làm bất cứ điều gì với mảnh đất đó".

Dù sao nhà Glazer đã từ bỏ ý định làm sân mới. Có thể là 1 tỷ bảng là một khoản tiền quá lớn. Nó không giống như Emirates hay sân của Tottenham, nơi bạn có thể bán những lô ghế với số tiền lớn. Nhưng nhà Glazer đã bỏ bê Old Trafford đáng thất vọng. Đám đông khán giả mệt mỏi còn dịch vụ khách hàng là khủng khiếp. Tại Man City, nhân viên bảo vệ đối xử với bạn như một khách hàng có giá trị. Tại Man Utd, họ chỉ gầm gừ với bạn. Đó là một thứ văn hóa và nó đến từ đỉnh cao.

Nhưng Man Utd đã mạnh mẽ bác bỏ điều này và chỉ ra 20 triệu bảng đã chi trong năm qua để nâng cấp sân Old Trafford. Nó bao gồm 11 triệu bảng cho các cơ sở phục vụ người hâm mộ khuyết tật. Vào tháng 11/2019, Woodward đã nói với fanzine United We Stand rằng: "Chúng tôi đang xem xét một kế hoạch đầu tư trong khi duy trì những gì làm cho Old Trafford trở nên đặc biệt".

CLB đang hoà nhập với người hâm mộ theo những cách khác nhau. Một diễn đàn người hâm mộ tổ chức sinh hoạt hàng quý mạnh mẽ đã dẫn đến việc những chỗ ngồi có thanh vịn chống mỏi (rail seating) đã được chấp nhận thử nghiệm với 1.500 chỗ được lắp đặt đúng thời điểm cho mùa 2020-2021. Và cả việc giới thiệu khu vực ca hát ở khán đài Stretford End dẫn đến bầu không khí trong sân được cải thiện trở nên sôi nổi, sống động hơn. Trớ trêu thay, đó cũng là ở nơi mà những tiếng hô phản kháng bắt nguồn từ trận đấu với Norwich phát ra.

Mức lương 3,16 triệu bảng của Woodward - cao nhất đối với một giám đốc một CLB Premier League - đã được tiết lộ một ngày trước trận tiếp Norwich. Khi Burnley đánh bại một Man Utd đang tuyệt vọng về sự sáng tạo vào ngày 22/1/2020, tâm trạng này thật u ám.

Nhà Glazer không có ở đó trong trận thua Burnley để chứng kiến một bầu không khí thù ghét đã có trong thập kỷ qua. Avie là người duy nhất tham dự một trận đấu trong tất cả các mùa, nhưng các thành viên gia đình Glazer vẫn được gửi bản tin thường xuyên. Vì vậy, sự phản kháng mới đây có nhiều điểm tương đồng với năm 2010, khi phong trào Vàng - Xanh lên cao.

Khẩu hiệu "Yêu United, ghét nhà Glazer" đã được dán khắp Manchester vào thời điểm đó, nhưng sự thật, nhà Glazer không bị xáo trộn bởi khẩu hiệu, khăn quàng cổ hay bài hát. Sự can thiệp có ý nghĩa duy nhất đối với quyền sở hữu của họ chỉ có thể đến từ một cuộc đấu thầu khi một nhóm người hâm mộ giàu có của Man United tập hợp thành Hội Hiệp sĩ Đỏ. Nhưng cũng chẳng làm gì được nhà Glazer.

Một khi mọi người bắt đầu nói về việc mua lại Man Utd, nhà Glazer đã tăng giá. Sức mạnh của họ là có 50 hiệp sĩ, trong đó có cả những cầu thủ lớn vẫn ẩn danh, và họ là người từ thiện. Nhưng đó cũng là điểm yếu của tổ chức này. Có rất nhiều cái Tôi và một số người ủng hộ mạnh mẽ hơn những người khác. Nhưng rồi nó đều giới hạn về việc họ có thể sẽ đi bao xa. Nhà Glazer đã nói rất rõ rằng, họ muốn nhiều hơn các đối tác sẵn sàng trả tiền để mua Man Utd. Và đó là sự thật.

Sau cuộc kháng chiến thất bại, một Hiệp Sĩ Đỏ đã nói với một người bạn: "Tôi thực sự đã rất thất vọng. Nhà Glazer là những kẻ phá hoại cuộc đời tôi và đó có lẽ là thất bại lớn nhất của tôi. Tôi đã thất bại trong việc tống cổ những người khủng khiếp này ra khỏi CLB mà tôi yêu quý".

Khi Hiệp sĩ Đỏ được thành lập, nhà Glazer vẫn còn khoản nợ ước tính 220 triệu bảng cho các khoản vay PIK cá nhân được sử dụng để thâu tóm CLB, tích lũy lãi suất với tỷ lệ phạt trả chậm 16,25%. Nhưng áp lực đó đã giảm bớt vào tháng 11/2010 khi Joel khẳng định rằng số dư chưa thanh toán sẽ được trả lại trong vòng bảy ngày.

Các chuyên gia tài chính cho biết, nhà Glazer đã rất may mắn khi được hưởng lợi từ thời điểm khủng hoảng tín dụng, qua đó, nhằm khuyến khích nền kinh tế toàn cầu, các khoản vay cũ và mới đều được hưởng lãi suất thấp. Như trước đó, họ đã phải trụ vững mới qua được vận hạn năm 2008.

Anh em nhà Glazer và Phó Chủ tịch Điều hành Ed Woodward (ngoài cùng bên phải) trong buổi chào bán cổ phiếu Man Utd trên sàn chứng khoán Mỹ năm 2012.

Tình trạng của nhà Glazer tại Man Utd đã ổn định kể từ khi đợt chào bán cổ phiếu chứng khoán công khai năm 2012 (IPO) được phát hành trên thị trường chứng khoán New York (NYSE). Một khi các ngân hàng mua cổ phiếu, đấy là sự xác nhận cho sự thành công của mô hình Man Utd.

Nhà Glazer ban đầu dự định niêm yết ở thị trường chứng khoán Hongkong hoặc Singapore vào cuối năm 2011 nhưng các nguồn tin nội bộ cho biết, những kế hoạch đó đã bị hoãn lại bởi sự kết hợp của các sàn giao dịch muốn được công bố tài chính đầy đủ, điều dẫn đến sự không thoải mái cho nhà Glazer. Điều này dẫn họ đến NYSE vào mùa Hè năm 2012.

Từng hy vọng cám dỗ các nhà đầu tư châu Á tham gia với hơn 600 triệu bảng để có được đặc quyền liên kết với Man Utd, nhà Glazer phải xử lý 150 triệu bảng ở New York, một nửa trong số đó bị giam trong các nhà băng. Phần còn lại được sử dụng để trả một số khoản nợ đã dùng để thâu tóm CLB.

Nhiều người hâm mộ nghĩ rằng tất cả số tiền thu được nên chui vào két của CLB. Nhưng theo kế hoạch ban đầu, tiền là để nhà Glazer dùng toàn bộ. Điều này đã có lúc NYSE phải bày tỏ sự dè dặt, buộc phải suy nghĩ lại về việc đồng ý cho cổ phiếu Man Utd được niêm yết. Trong khi đó, Man Utd nói rằng họ không có vấn đề nào về vấn đề này với NYSE.

Khi giá cổ phiếu ra mắt ở mức 14 USD, một con số dưới mức dự tính là từ 16 đến 20 USD. Nhưng điều đó vẫn đem lại một khoản lợi nhuận đáng kể cho nhà Glazer với chi phí rất thấp về tính minh bạch.

Được xếp hạng là một công ty tăng trưởng mới nổi, Man Utd được miễn không phải tiết lộ tất cả dữ liệu tài chính của họ ra thị trường, một điều mà họ đã đối phó bằng cách chuyển đăng ký công ty từ Old Trafford sang Quần đảo Cayman.

Như báo cáo thường niên mới nhất của Man Utd ghi nhận, họ là một công ty đã đăng ký ở nước ngoài không bắt buộc phải tuân theo các thông lệ quản trị doanh nghiệp tiêu chuẩn của NYSE. "Theo đó, chúng tôi tuân theo một số thực tế quản trị doanh nghiệp nhất định của đất nước chúng tôi là Quần đảo Cayman. Đặc biệt, chúng tôi không có một ban giám đốc gồm đa số các giám đốc độc lập, hoặc một ủy ban gồm toàn các giám đốc độc lập", báo cáo viết.

Sự kìm kẹp của nhà Glazer với tương lai của Man Utd vẫn được bảo đảm vì họ chia cổ phiếu thành loại A và loại B. Họ giữ lại tất cả các cổ phiếu loại B có quyền biểu quyết gấp cao 10 lần so với cổ phiếu loại A có sẵn trên NYSE. Nhìn chung, họ luôn duy trì tỉ lệ sở hữu 78% giá trị của CLB.

Đến cuối tuần trước, giá cổ phiếu là 15,69 đô la, tương đương việc Man Utd được định giá ở mức 2,7 tỷ USD. Các nguồn tin của CLB cho thấy nhà Glazer đã tăng thêm 3 tỷ bảng giá trị cho Man Utd. Với một con số như vậy trên giấy tờ, nó đặt ra một câu hỏi: Ai có thể đủ khả năng mua Man Utd bây giờ?

Sự biến thiên của cổ phiếu Man Utd gắn với các sự kiện lớn, kể từ sau khi HLV Alex Ferguson nghỉ hưu.

"Các quốc gia nhà nước", chỉ đối tượng này mới mua được Man Utd bây giờ. Đó là sự khẳng định của một chuyên gia. Một lời đề nghị trị giá 1,5 tỷ bảng từ Qatar đến vào năm 2011. Tháng 11/2019, các cuộc đàm phán đã được tổ chức với Saudi Arabia, gây ra một loạt các đồn đoán khi Arnold đến thăm đất nước này.

Nhưng các nguồn tin nói rằng, nhà Glazer chỉ định bán 20% cổ phiếu mà thôi. Đại gia Saudi Arabia muốn kiểm soát Man Utd và giờ đã chuyển sự chú ý sang Newcastle United. Còn CLB khẳng định, các cuộc đàm phán chỉ liên quan đến các cơ hội tài trợ chứ không phải chuyển giao quyền sở hữu. "Tôi chắc chắn họ mừng húm nếu ai đó trả 5 tỷ USD. Và tôi nghi ngờ rằng, với 3,5 tỷ USD, nhà Glazer đã bắt đầu đàm phán nghiêm túc. Nhưng giờ đào đâu ra ai sẵn tiền như thế", một nguồn tin khẳng định. "Nếu không phải một hoàng gia Ả-rập thì cũng phải tỷ phú cỡ Jeff Bezos mới mua được Man Utd".

Một nguồn khác tin rằng nhà Glazer có thể đang chờ xem liệu bóng đá có thể diễn ra với khán giả đến sân bình thường được không? Họ muốn nhòm ngó một nước cờ trong mảng phát sóng các trận đấu trực tuyến. Họ đang lảng vảng xem Apple, Netflix, Facebook hoặc ai đó có thể tăng giá trị cho bóng đá lần nữa.

Vì vậy, sau 15 năm, tất cả các dấu hiệu cho thấy nhà Glazer vẫn sẽ là chủ sở hữu của Man Utd trong một thời gian dài nữa!

Trâm Anh (theo The Athletic)

Let's block ads! (Why?)

Tin chuyển nhượng 1-6: MU lấy Camavinga, Inter ký Tonali

Let's block ads! (Why?)



Runner cho con bú khi chạy ultra trail

Bức ảnh Sophie Power cho con bú tại trạm nghỉ năm 2018 gây tranh cãi lớn về chính sách của ban tổ chức giải Ultra-Trail du Mont-Blanc với phụ nữ mang thai.

Khoảnh khắc Power cho con trai út bú ở trạm nghỉ UTMB gây ra những tranh cãi lớn trong cộng đồng chạy bộ. Ảnh: Strava.

Khoảnh khắc Power cho con trai út bú ở trạm nghỉ UTMB gây ra những tranh cãi lớn trong cộng đồng chạy bộ. Ảnh: Strava.

Power là VĐV ultra marathon nổi tiếng đến từ Islington, London, Anh. Năm 2014, cô đủ tiêu chuẩn tham gia Ultra-Trail du Mont-Blanc (UTMB) - giải chạy địa hình đường trường danh giá nhất thế giới. Tuy nhiên, Power khi đó đang mang thai con trai đầu lòng Donnacha. Ban tổ chức không chấp nhận cho cô hoãn một năm bởi có thai là "việc có thể lựa chọn".

"Họ cho phép hoãn vì chấn thương, nhưng không chấp nhận lý do mang thai bởi theo họ đó là điều 'có thể lựa chọn'", Power kể với Metro. "Tôi thực sự muốn truyền đi một thông điệp. Hầu hết các giải chạy quốc tế đều thay đổi chính sách để công bằng hơn với phụ nữ".

Power trở lại UTMB vào tháng 9/2018, ở tuổi 36, chọn cự ly 106 dặm (khoảng 170 kilomet). Cuộc đua lần này cũng rất đặc biệt bởi cô vừa sinh con trai thứ hai, Cormac, được ba tháng. Cormac thường bú mẹ sau mỗi ba giờ.

Giờ xuất phát là 18h00, thời gian được cho là không mấy thuận lợi, bởi đôi chân các VĐV thường sung sức hơn vào buổi sáng.

"Điều may mắn là Cormac không cần bú mẹ vào ban đêm. Do đó, tôi cho Cormac bú ngay trước khi bắt đầu cuộc đua", Power chia sẻ. John, chồng cô sau đó đưa hai con đến các trạm nghỉ - tiếp sức bố trí sẵn trên đường chạy để chờ.

Power cho con bú trước khi xuất phát. Ảnh: Strava. 

Power cho con bú trước khi xuất phát. Ảnh: Strava

"Tôi cảm thấy đau đớn bởi tôi mất 16 giờ để đến trạm tiếp sức đầu tiên ở Courmayeur, Italy. Tôi phải tự vắt sữa bằng tay mọi lúc có thể trên đường chạy để giảm tức ngực". Không có chỗ cho sự e thẹn trong chạy siêu marathon. Người tham gia còn sẵn sàng tiểu tiện ngay bên đường. "Tôi kéo áo phông và áo lót thể thao lên và vắt sữa sau các thân cây, về cơ bản là mọi nơi có thể".

Theo Power, John không thể đưa Cormac đến gặp mẹ giữa đường chạy bởi hành động này bị cấm trong giải. Có khoảng 6 hay 7 trạm tiếp sức trên lộ trình, và nếu tiếp xúc người hỗ trợ ngoài trạm, vận động viên sẽ bị loại.

"Tôi không muốn bị loại vì cho con bú", Power trả lời phỏng vấn Telegraph. "Gặp được Cormac, tôi thấy nhẹ nhõm".

Không ai trong trạm nghỉ đầu tiên quan tâm việc Power một tay hút sữa, một tay cho con bú cho đến khi Alexis Berg, nhiếp ảnh gia của nền tảng xã hội thể thao Strava, tiến đến và xin phép được chụp một tấm ảnh.

"Nếu góc chụp rộng hơn, mọi người có thể thấy John đang cố thuyết phục tôi ăn sandwich bơ, sạc đèn pin đội đầu cho tôi, xếp thêm đồ ăn vào balo của tôi. Chúng tôi không nghĩ gì nhiều về Alexis, cho rằng cùng lắm chỉ là một câu chuyện nhỏ trên Strava về một nữ VĐV hành động khác thường giữa cuộc đua", Power mô tả.

Power trải qua đêm đầu tiên không ngủ giống như nhiều VĐV khác trên đường chạy UTMB. Nhưng với cô, trải nghiệm này đã trở nên quen thuộc kể từ khi làm mẹ.

"Tôi chắc chắn là người được chuẩn bị tốt nhất về khoản này. Tôi đã thiếu ngủ suốt nhiều tuần liền", cô trả lời ESPN.

Tuy nhiên, Power vẫn phải bắt đầu cuộc đua một cách chậm rãi và ổn định, tránh để nhịp tim tăng quá cao, không chạy đổ dốc để bảo vệ xương chậu. "Trong cuộc đua bình thường, tôi sẽ lao vào trạm tiếp sức và rời đi nhanh nhất có thể, nhưng lần này, tôi cần ăn uống đầy đủ để có sữa cho Cormac, năng lượng cho bản thân và nghỉ ngơi".

Vất vả, nhưng Power xem UTMB 2018 là một trải nghiệm quý giá trong sự nghiệp chạy bộ của cô. Ảnh: AFP.

Vất vả, nhưng Power xem UTMB 2018 là một trải nghiệm quý giá trong sự nghiệp chạy bộ của cô. Ảnh: AFP.

Power xuống tinh thần thực sự khi leo dốc lên hồ Champex-Lac, Valais, Thụy Sỹ, vào đêm thứ hai. Chân chạy này vẫn không ngủ, gặp ảo giác - cảm thấy có những con vật lao về phía cô khi ở trong rừng - và không thể tập trung.

"Tôi tới trạm nghỉ nơi John đang chờ và chợp mắt 20 phút, ăn nhẹ và lại vắt sữa. Tôi cảm thấy tốt hơn nhiều".

Đích đến của Power là Chamonix, Pháp. Donnacha xuất hiện và chạy cùng mẹ.

"Tôi phải bảo Donnacha chạy chậm lại. Chân tôi khi đó đã quá mỏi. Tôi đón Cormac khi cách vạch đích 50 mét, và hoàn thành cuộc đua cùng hai con".

Thành tích của Power là 43 giờ 33 phút. Cô cùng gia đình từng đặt ra ba mục tiêu. Thứ nhất là xuất phát trong trạng thái tốt nhất, vượt qua đêm đầu tiên trên dãy núi. Thứ hai là đến Courmayeur, nơi gia đình chờ Power và sẵn sàng đưa cô về nhà nếu cần. Thứ ba chính là hoàn thành giải đấu - mục tiêu trong mơ.

Bà mẹ hai con nói: "Tôi chưa từng tin mình có thể về đích. Tôi sẽ không thể làm được nếu thiếu đội hỗ trợ của mình. Đó là chồng tôi, vú em cùng hai HLV. Khoảnh khắc chạy cùng Donnacha, đón Cormac và về đích thật tuyệt vời, không gì có thể mô tả được".

Dù vậy, Power tin bản thân sẽ vượt được mốc 36 giờ nếu tham gia UTMB một năm trước đó. 

Sophie Power cùng hai con về đích ở UTMB 2018

Power cùng hai con chạy về đích tại UTMB 2018. 

"Tôi bắt đầu chạy bộ từ năm 2009, chủ yếu là tùy hứng. Tôi chưa từng chạy quá một dặm (khoảng 1,6 kilomet) trước khi đăng ký Marathon des Sables dù không thực sự biết đó là gì. Tôi đăng ký một giải Ironman khi phải chật vật mới bơi hết chiều dài bể bơi", cô kể trên website cá nhân. Marathon des Sables mà Power đề cập là giải chạy ultra marathon (hơn 250 kilomet) kéo dài sáu ngày trên sa mạc Sahara, được tổ chức thường niên tại Morocco.

"Sau đó, tôi đã hoàn thành hơn 40 giải ultra marathon, bao gồm Spartathlon cự ly hơn 246 kilomet ở Hy Lạp, UTMB 170 kilomet và Spine Fusion hơn 430 kilomet tại Anh, có vô địch tại một số lần", Power kể tiếp. 

Để được dự UTMB, VĐV phải tích lũy đủ điểm nhất định từ các giải ultra marathon khác. Năm 2014, Power đủ điều kiện tham gia UTMB 2015, nhưng buộc phải từ bỏ vì khi đó, cô đang mang thai 6 tháng.

Trái với bị chấn thương, UTMB không cho phép VĐV  nữ hoãn chạy sang năm kế tiếp nếu họ mang thai. Những trường hợp như Power không hiếm. Năm 2017, một nữ VĐV khác, Stephanie Case, từng phản đối chính sách này. Nhưng UTMB dứt khoát không thay đổi. "Sắp sinh con là điều do bạn lựa chọn, còn bị chấn thương là điều không mong muốn", Catherine Poletti, một trong các giám đốc đường chạy UTMB, trả lời Case qua email.

Bức ảnh Power cho con bú, sau khi bất ngờ được lan truyền mạnh trên Internet, một lần nữa dấy lên cuộc tranh cãi về bổn phận làm mẹ và thi đấu thể thao.

"Tôi chưa từng có ý định đó. Tôi chỉ cho con bú tại trạm tiếp sức", Power trả lời 33 Fuel. "Tôi lỡ mất UTMB khi mang thai Donnacha. Họ không cho tôi chuyển sang chạy năm kế tiếp. Đó là chính sách của họ. Tôi đề nghị họ thay đổi. Họ kiên quyết nói không. Sau nhiều năm nỗ lực, tôi sớm nhận ra mình sẽ phải đứng trước vạch xuất phát với cậu con trai ba tháng tuổi tại giải năm 2018".

Bên cạnh sự đón nhận, đồng cảm và chia sẻ, ảnh của Alexis cho con bú cũng vấp phải một số quan điểm trái ngược. Một tạp chí về chạy bộ lập khảo sát trên Twitter, hỏi độc giả của họ cảm thấy thế nào về hành động của Power, "thô tục, có phần ích kỷ" hay "đó là việc của cô ấy". Khảo sát này phải gỡ bỏ vì bị độc giả chỉ trích.

Nhiều giải chạy trên thế giới đã áp dụng chính sách hoãn chạy cho VĐV đủ điều kiện tham gia nhưng đang mang thai. Trước đây, họ không nghĩ đến điều này bởi trong các giải chạy đường dài, chỉ có khoảng 10% người tham gia là nữ, số ít ở độ tuổi sinh con. Dù vậy, UTMB dường như chưa thay đổi. "Tôi hy vọng họ sẽ nghĩ lại", Power nhấn mạnh. 

Power hy vọng câu chuyện xoay quanh bức ảnh cô cho con bú năm 2018 sẽ làm các nhà tổ chức thay đổi chính sách dành cho những VĐV mang thai khi đã lỡ đăng ký dự giải chạy. Ảnh: Telegraph.

Power hy vọng câu chuyện xoay quanh bức ảnh cô cho con bú năm 2018 sẽ làm các nhà tổ chức thay đổi chính sách dành cho những VĐV mang thai khi đã lỡ đăng ký dự giải chạy. Ảnh: Telegraph.

Với Power, câu chuyện xoay quanh bức ảnh cho con bú trên đường chạy UTMB không phải về bản thân cô, về cho con bú trong giải chạy. Cô xem đó là sự kỳ diệu của cơ thể phụ nữ, về sự phi thường sau khi sinh con.

"Chúng tôi có thể tiếp tục chơi thể thao. Chúng tôi chỉ cần sự ủng hộ", Power khẳng định. "Làm mẹ không có nghĩa chúng tôi từ bỏ giấc mơ của bản thân".

Hôm 20/5, ban tổ chức UTMB ra thông báo hủy giải chạy này năm nay. Quyết định này được mô tả là "rất khó khăn và chỉ được đưa ra sau khi cân nhắc kỹ lưỡng mọi yếu tố thiệt hơn".

Theo kế hoạch ban đầu, UMTB 2020 sẽ diễn ra từ 24/8 đến 30/8, với xuất phát và đích đến tại Charmonix, một thị trấn trên dãy Alps thuộc địa phận Pháp. Nhưng vì Covid-19, chính phủ Pháp ra lệnh cấm mọi hoạt động thể thao trên toàn lãnh thổ tới tháng 9. 

UTMB, diễn ra lần đầu tiên vào năm 2013, được xem là giải chạy địa hình đường trường thường niên danh giá nhất thế giới, diễn ra trong sáu ngày. Sau khi xuất phát tại Charmonix, các VĐV sẽ chạy qua một phần lãnh thổ qua Italy, Thụy Sỹ rồi trở lại về đích tại Charmonix, trên cung đường dài 171 km được mô tả là đẹp mê hồn, nhưng cũng đầy khắc nghiệt.

UTMB 2020 có 10.000 VĐV đăng ký tham dự. Trong thông báo hủy giải, ban tổ chức nói sẽ hoàn lại 55% phí đăng ký cho các VĐV.

Như Tâm tổng hợp

Let's block ads! (Why?)

Juventus mua Mbappe đá cặp Cristiano Ronaldo

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Messi: Bóng đá và cuộc sống đều khác sau dịch Covid-19

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Liverpool: Jurgen Klopp, Liverpool và kỷ nguyên thống trị

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



MU nhận cái tát đau trong thương vụ Ighalo

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Barca và Real Madrid đá 11 trận trong hơn 1 tháng đua giành La Liga

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Ferdinand được chọn làm hậu vệ giỏi nhất Ngoại hạng Anh

Hơn 9.000 độc giả báo Anh Sun Sport đánh giá cao trung vệ Rio Ferdinand hơn John Terry và Virgil van Dijk.

nhận được 2.622 lượt bình chọn, tương đương.gần 30%. và lần lượt đứng thứ hai và ba, với 19% và 16% lượt. Cựu trung vệ Arsenal - Tony Adams - ở vị trí thứ tư với 13% lượt, còn Vincent Kompany đứng kế với 9% lượt.

Ferdinand (phải) giàu danh hiệu nhất trong các trung vệ Ngoại hạng Anh. Ảnh: Reuters.

Ferdinand (phải) giàu danh hiệu nhất trong các trung vệ Ngoại hạng Anh. Ảnh: Reuters.

Ferdinand trở thành hậu vệ đắt giá nhất hành tinh năm 2002, khi anh rời Leeds đến với giá 30 triệu bảng Anh (khoảng 40 triệu USD). Anh giúp Man Utd sáu lần vô địch . Ferdinand cũng sáu lần vào đội hình tiêu biểu của giải.

Trong một cuộc bình chọn khác của hãng thống kê Squawka, Terry được xướng danh trung vệ vĩ đại nhất. Anh năm lần vô địch Ngoại hạng Anh, đều trong màu áo . Terry bốn lần vào đội hình tiêu biểu của giải. 

Nếu xét số lần vào đội hình tiêu biểu của FIFA, Terry lại vượt trội Ferdinand. Ferdinand chỉ một lần được FIFA vinh danh, khi Man Utd vô địch mùa 2007-2008. Còn Terry năm lần liền xuất hiện trong đội hình FIFA, giai đoạn 2005-2009.

Hoàng An (theo SunSport)

Let's block ads! (Why?)

HLV Atalanta giấu việc nhiễm nCoV vì sợ nhập viện

Ông Gian Piero Gasperini từng giấu tình trạng sức khỏe để không phải nhập viện cùng các bệnh nhân nCoV.

"Tôi đã rất sợ hãi", ông nói với La Gazzetta dello Sport hôm 31/5. "Một ngày trước trận lượt về vòng 1/8 gặp , tôi bị ốm. Đến chiều hôm trận đấu diễn ra, mọi thứ còn tệ hơn. Nếu bạn xem lại trận đấu đó, trông tôi không ổn chút nào trên ghế huấn luyện. Tôi nhớ hôm đó là 10/3. Hai hôm sau đó tôi ngủ được rất ít. Tôi không sốt, nhưng người cứ nóng ran".

"Cứ hai phút, xe cứu thương lại đi qua", HLV 62 tuổi của  nhớ lại. "Có một bệnh viện gần sân tập. Mọi thứ giống như chiến tranh vậy. Vào buổi đêm, tôi thầm nghĩ: 'Điều gì xảy ra nếu tôi phải vào bệnh viện đó?'. Tôi không thể vào đó, vì tôi còn rất nhiều việc phải làm".

Dưới thời Gasperini, Atalanta là đội ghi nhiều bàn nhất Serie A mùa trước và mùa này. Ảnh: AP.

Dưới thời Gasperini, Atalanta là đội ghi nhiều bàn nhất Serie A mùa trước và mùa này. Ảnh: AP.

Kết quả xét nghiệm cách đây 10 ngày cho thấy HLV Gasperini có kháng thể nCoV trong người. Theo chiến lược gia Italy, điều đó đồng nghĩa ông từng mắc virus và không loại trừ khả năng vẫn còn bệnh trong người.

Ở trận lượt về trên đất Tây Ban Nha, Atalanta hạ 4-3 tại Mestalla để lần đầu vào tứ kết , với tổng tỷ số 8-4. Khi đó, Italy và Tây Ban Nha là hai ổ dịch lớn bậc nhất châu Âu. Atalanta thậm chí đến từ Bergamo, Lombardy, tâm dịch của Italy. Sau trận, 35% thành viên CLB Valencia nhiễm nCoV, theo TSN.

"Những hành động giấu bệnh như của ông ấy gây nguy hiểm cho nhiều người", phía Valencia lên tiếng sau khi Gasperini tiết lộ bệnh. "Chúng tôi đã tổ chức trận đấu không khán giả, với các biện pháp bảo vệ sức khỏe nghiêm ngặt để ngăn chặn nguy cơ lây lan đến từ những con người sống ở vùng dịch".

Trong hơn 33.000 người chết vì nCoV tại Italy, gần một nửa đến từ vùng Lombardy. "Sẽ mất nhiều năm để hiểu những gì xảy ra", ông Gasperini chia sẻ. "Tôi cứ nghĩ mãi về sự vô lý này. Đỉnh cao về thành tích của CLB lại trùng với nỗi đau tang thương của thành phố. Atalanta có thể giúp vùng đất này hồi phục, đồng thời tôn trọng nỗi đau của những người đang chịu tang. Đội bóng sẽ giữ cho ngọn lửa bùng cháy dưới đống tro tàn".

Serie A sẽ trở lại vào ngày 20/6, sau hơn ba tháng tạm nghỉ vì đại dịch. Atalanta đang xếp thứ tư, hơn nhóm bám đuổi ba điểm.

Nhân Đạt (theo Goal)

Let's block ads! (Why?)

Bùi Tiến Dũng đã cười, nhưng HLV Park Hang Seo thì chưa

 - Tuyệt phẩm của Hồ Tấn Tài giúp Bình Dương loại Thanh Hóa, Cần Thơ cũng đi tiếp sau khi loại Bình Phước. Trong khi đó, cựu vương V-League Quảng Nam bị Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đánh bại ngay tại Tam Kỳ.

Let's block ads! (Why?)



Kết quả Paderborn vs Dortmund: Sancho chói sáng, thắng kiểu tennis

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Tin bóng đá 1-6: MU sắp có Jadon Sancho, Juventus hỏi mua De Jong

Cơ quan chủ quản: Bộ Thông tin và Truyền thông

Số giấy phép: 09/GP - BTTTT, cấp ngày 07/01/2019

Tổng biên tập: Phạm Anh Tuấn

Tòa soạn: Tòa nhà C'Land - 156 Xã Đàn 2, Đống Đa, Hà Nội

© 1997 Báo VietNamNet. All rights reserved.

Chỉ được phát hành lại thông tin từ website này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo VietNamNet.

Let's block ads! (Why?)



Sancho lập hattrick cho Dortmund

ĐứcTài năng trẻ Jadon Sancho góp ba bàn trong trận Dortmund hạ Paderborn 6-1 ở vòng 29 Bundesliga hôm 1/6.

Trận gặp đội cuối bảng Paderborn là lần đầu Sancho góp mặt trong đội hình xuất phát của Dortmund từ khi Bundesliga trở lại. Trong ngày Erling Haaland vắng mặt vì chấn thương, Sancho thể hiện vai trò đầu tàu trên hàng công đội khách bằng hattrick trong hơn 35 phút cuối trận.

Sancho là cầu thủ đầu tiên có trên 15 bàn và 15 kiến tạo từ khi thống kê tại Bundesliga ra đời năm 2004. Ảnh: AFP.

Sancho là cầu thủ đầu tiên có trên 15 bàn và 15 kiến tạo từ khi thống kê tại Bundesliga ra đời năm 2004. Ảnh: AFP.

Trước đối thủ yếu nhất giải, Dortmund dù làm khách vẫn lấn lướt hoàn toàn. Đội bóng áo vàng kiểm soát bóng 61%, dứt điểm trúng đích 11 lần và ghi tới sáu bàn trong hiệp hai.

Paderborn từng dẫn Dortmund 3-0 sau 45 phút đầu trận lượt đi, rồi hòa 3-3. Ở lần tái đấu, đội chót bảng nhập cuộc tự tin với liên tiếp hai cơ hội trống trải ở 15 phút đầu. Nhưng Dortmund kiểm soát thế trận trong 75 phút còn lại. Sự cơ động của hai cầu thủ chạy cánh Achraf Hakimi và Raphael Guerreiro trong sơ đồ 3-4-3 giúp đội khách liên tiếp có cơ hội. Trong hiệp một, không dưới ba lần các chân sút Dortmund đối mặt với khung thành Paderborn. Nhưng Julian Brandt, Thorgan Hazard và Sancho đều bỏ lỡ.

Paderborn chỉ trụ được thêm gần 10 phút đầu hiệp hai trước khi sụp đổ. Emre Can đi bóng bên cánh trái, rồi căng ngang tạo ra pha lộn xộn để Hazard mở tỷ số ở phút 54. Ba phút sau, cũng từ một pha căng ngang, Brandt tạo điều kiện để Sancho lập công. Tuyển thủ Anh cởi áo mừng bàn thắng, để lộ thông điệp đòi sự công bằng cho George Floyd - người mới bị cảnh sát Mỹ ghì đầu đến chết.

Màn cởi áo mừng bàn thắng của Sancho. Ảnh: AP.

Màn cởi áo mừng bàn thắng của Sancho. Ảnh: AP.

Pha dứt điểm trúng đích duy nhất của Paderborn trong trận là cú đá 11 mét thành bàn của Hunemeier ở phút 72, sau tình huống Emre Can để bóng chạm tay. Chỉ hai phút sau, dập tắt hy vọng của chủ nhà bằng pha dứt điểm chân trái nâng tỷ số lên 3-1. 

Từ phút 85 đến hết trận, Dortmund ghi thêm ba bàn đều từ các pha phối hợp dễ dàng. Hakimi và Marcel Schmelzer lập công, trước khi Sancho ấn định tỷ số 6-1. Hattrick giúp chân sút 20 tuổi có 17 bàn mùa này và trở thành cầu thủ trẻ nhất cán mốc 30 bàn tại Bundesliga.

Ba điểm giúp bám đuổi đỉnh bảng với bảy điểm kém hơn. Dù vậy, hy vọng vô địch của đội bóng vùng Ruhr là không nhiều khi giải chỉ còn năm vòng. 

Đội hình thi đấu:

Paderborn: Zingerle - Hunemeier, Strohdiek, Schonlau – Dräger, Vasiliadis (Sabiri 83'), Holtmann, Collins - Srbeny (Zolinski 66'), Mamba (Michel 66'), Antwi-Adjei (Jastrzembski 83')

Dortmund: Burki - Piszczek, Hummels, Akanji - Hakimi (Morey 87'), Can (Balerdi 87'), Delaney, Guerreiro (Schmelzer 80') - Brandt (Reyna 80'), Hazard, Sancho.

Nhân Đạt

Let's block ads! (Why?)

Hà Nội cất Văn Quyết chờ đấu HAGL

Đội trưởng Nguyễn Văn Quyết không đá phút nào khi Hà Nội hạ Đồng Tháp 3-0 ở vòng 1/8 Cup Quốc gia tối 31/5.

Văn Quyết ghi một bàn khi Hà Nội đánh bại HAGL 5-0 tại Hàng Đẫy ở mùa giải 2019.

Văn Quyết ghi một bàn khi Hà Nội đánh bại HAGL 5-0 tại Hàng Đẫy ở mùa giải 2019.

"Văn Quyết rất khát khao ra sân, nhưng bị đau nhẹ trong buổi tập chiều 30/5. Tình hình không đáng ngại, nhưng trước mắt là , chúng tôi không thể mạo hiểm", trợ lý HLV Hà Nội Nguyễn Công Tuấn giải thích về sự vắng mặt của tiền đạo đội trưởng.

Văn Quyết có khởi động nhưng không vào sân thi đấu phút nào khi . Anh sẽ trở lại khi đương kim vô địch V-League tiếp HAGL vào ngày 6/6.

" tôn trọng tất cả đối thủ. Vì vậy, gặp thì cũng như các đội khác thôi. Chúng tôi sẽ làm hết sức để có được kết quả tốt nhất",ông Nguyễn Công Tuấn nói thêm.

Hà Nội là đội bóng có nhiều thành tích nhất ở các sân chơi quốc nội trong hai năm qua, vô địch cả V-League lẫn Cup Quốc gia. Trong khi HAGL lại là đội được CĐV trên cả nước dành tình cảm đặc biệt. Màn so tài giữa hai đội cũng được coi như trận nội chiến của đội tuyển khi hai bên sở hữu rất nhiều tuyển thủ.

Hà Nội đánh bại Đồng Tháp 3-0 để vào tứ kết Cup Quốc gia tối 31/5. Ảnh: Lâm Thoả

Hà Nội đánh bại Đồng Tháp 3-0 để vào tứ kết Cup Quốc gia tối 31/5. Ảnh: Lâm Thoả

"Trận đấu với Đồng Tháp rất quan trọng. Cầu thủ của chúng tôi, qua đây, tìm lại được cảm giác chơi bóng để trở lại V-League", ông Nguyễn Công Tuấn cho hay.

Sau 2,5 tháng nghỉ thi đấu vì Covid-19, các cầu thủ Hà Nội mất nhịp thi đấu. Vì vậy, họ gặp nhiều khó khăn trước Đồng Tháp - đối thủ đang đá ở hạng Nhất. Hậu vệ Văn Dũng giúp đội bóng thủ đô mở tỷ số ở phút 31, và phải tới thời gian bù giờ, họ mới có thêm hai bàn thắng nhờ công của Thành Chung rồi Tuấn Anh.

"Đúng là chúng tôi mất rất nhiều công sức mới thắng được Đồng Tháp. Sau thời gian nghỉ vì Covid-19, các cầu thủ chưa có được trạng thái thi đấu tốt. Đồng Tháp lại chơi rất quyết tâm, cộng thêm trời oi bức. Chính vì thế, chúng tôi trân trọng nỗ lực của các cầu thủ. Thắng 1-0, 2-0 hay 3-0 thì cũng là thắng, các cầu thủ đã cống hiến hết cả trận", ông Nguyễn Công Tuấn nói thêm, tỏ ý hài lòng với đội nhà.

Hà Nội 3-0 Đồng Tháp

Ở phía bên kia, HLV Trang Văn Thành cũng không chê trách học trò sau trận thua ở vòng 1/8 Cup Quốc gia. Ông nói: "Chúc mừng Hà Nội. Dàn cầu thủ của họ đồng đều hơn, tốt hơn chúng tôi. Đồng Tháp biết mình, biết ta, nên chơi phòng ngự phản công. Đội đá tốt, cũng tạo được một số cơ hội ghi bàn nhưng không tận dụng được. Cuối trận chúng tôi đuối sức nên thua thêm hai bàn. Chuyện này cũng bình thường bởi một số cầu thủ trụ cột mới trở lại sau chấn thương, chưa có thể lực tốt".

Lâm Thoả

Let's block ads! (Why?)

PSG mua đứt Icardi từ Inter

Đội vô địch Pháp PSG hôm nay 31/5 thông báo đã kích hoạt điều khoản mua đứt Mauro Icardi - tiền đạo họ mượn từ Inter hè năm ngoái. 

"PSG hân hạnh thông báo việc ký hợp đồng dài hạn với Mauro Icardi, sau khi mượn tiền đạo này từ Inter trong mùa 2019-2020", thông báo trên trang chủ CLB Pháp có đoạn. "Tiền đạo sinh ở Rosario là cầu thủ Argentina thứ 16 trong lịch sử PSG, đã chơi 31 trận cho đội trong mùa 2019-2020, cùng đội vô địch Ligue 1, ghi 20 bàn và góp thêm bốn đường kiến tạo". 

Icardi hoà nhập nhanh chóng và trở thành tiền đạo chủ lực trên tuyến đầu của PSG. Ảnh: PSG.fr.

Icardi hoà nhập nhanh chóng và trở thành tiền đạo chủ lực trên tuyến đầu của PSG. Ảnh: PSG.fr.

Cùng lúc, từ Italy, Inter cũng xác nhận bán đứt Icardi cho PSG: "CLB Inter Milan thông báo vụ chuyển nhượng Mauro Icardi sang PSG. Tiền đạo sinh năm 1993 sẽ chuyển hẳn sang đội bóng Pháp. CLB muốn gửi lời cảm ơn Icardi vì sáu mùa cầu thủ này gắn bó, và chúc anh những điều tốt đẹp nhất ở chặng đường phía trước".

Phí chuyển nhượng không được hai bên thông báo, nhưng theo báo Le Parisien (Pháp), con số được ấn định là 56 triệu USD (tương đương 50 triệu euro), cộng thêm 9 triệu USD (8 triệu euro) trả sau tuỳ đóng góp của Icardi cho PSG trong tương lai. Mức này thấp hơn nhiều so với con số gần 78 triệu USD (70 triệu euro) được đồn đoán ban đầu. 

"Mua đứt là lựa chọn đúng đắn. Icardi thuộc nhóm năm chân sút hay nhất sẵn có trên thị trường. Xét tới tuổi tác, hiệu quả mà cậu ấy thể hiện qua từng mùa giải, đây rõ là là cơ hội mà PSG không thể bỏ lỡ. Cứ mỗi kỳ chuyển nhượng diễn ra, có rất nhiều cầu thủ đắt một cách phi lý. Nhưng giá của Icardi rất hợp lý. Giám đốc Thể thao Leonardo đã đàm phán xuất sắc", cựu tiền đạo PSG Mikael Madar nói với Le Parisien khi được hỏi về vụ chuyển nhượng. 

Những pha ghi bàn của Icardi ở mùa giải Ligue 1 2019/2020

Những pha ghi bàn của Icardi ở Ligue 1 mùa 2019-2020. 

Sau khi được PSG mua đứt hợp đồng từ Inter, Icardi ký hợp bốn năm, tới 2024 với đội bóng Pháp. Thương vụ hoàn tất, theo Goal (Italy), cũng sẽ là dấu chấm hết cho Edinson Cavani tại PSG. Đã 33 tuổi và sẽ hết hợp đồng với đội vô địch Pháp trong hè này, tiền đạo người Uruguay gần như chắc chắn sẽ rời đi trong hè này. 

Icardi là vụ chuyển nhượng cầu thủ giá trị lớn đầu tiên của bóng đá thế giới sau Covid-19. Tuy nhiên, vì khó khăn tài chính, sẽ khó để các CLB khác vung tiền như PSG - đội bóng do các ông chủ Ả-rập giàu có chống lưng. 

Nhật Tảo tổng hợp

Let's block ads! (Why?)