Thứ Hai, 30 tháng 4, 2018

Thủ thành Ter Stegen và con đường đến Barcelona

Bài viết của Ter Stegen trên The Players Tribune.

Bài viết của Ter Stegen trên The Players' Tribune.

Một chiếc mũi, đầy máu.

Đó là cách tôi trở thành một thủ môn. Thực ra có nhiều thứ đẩy đưa tôi vào khung thành, nhưng khởi điểm đích thị là một chiếc mũi đầy máu.

Lên mười tuổi, tôi đã tập trong đội trẻ của Monchengladbach. Trong một trận đấu, thủ môn của chúng tôi dập mũi sau một pha va chạm. HLV cần một ai đó vào bắt thay, chẳng ai muốn làm thủ môn cả, thế là tôi xung phong.

Lúc ấy, tôi đang đá ở vị trí tiền đạo. Tôi thích ghi bàn, tôi chơi bóng là để ghi bàn. Cảm giác ghi bàn khiến tôi hạnh phúc. Nhưng làm thủ môn bất đắc dĩ cũng… khoái. Nhưng tôi không đổi một phát từ ghi bàn sang cản phá ngay đâu. Còn cả một quá trình nữa. Nhưng việc trấn giữ khung thành hóa ra cũng thú vị ra trò. Và những lần chụp gôn xong, đồng đội và bố mẹ đều bảo: “Chụp hơi bị được đấy!”

Dẫu vậy, tôi vẫn thích ghi bàn nhiều hơn là ngăn không cho đối thủ ghi bàn.

Ghi bàn mang đến cảm giác sung sướng, đấy là lý do tôi đến với bóng đá.

Chúng tôi có một khu vườn nhỏ ở nhà, nhưng chả đời nào được chơi bóng ở đó. Tôi và anh trai mới chiu vào gara mà đá. Anh tôi chụp, còn tôi thì sút. Chúng tôi dùng những chiếc hộp, quần áo hoặc bất cứ thứ gì có thể tìm thấy được để làm khung thành. Năm tôi lên bốn tuổi, ông nội (hay chúng tôi vẫn hay gọi là opa trong tiếng Đức) bảo sẽ nhờ ngời quen giới thiệu cho tôi vào đội thiếu nhi của Borussia Mönchengladbach.

Tôi được CLB nhận vào, nhưng còn quá nhỏ để hiểu một CLB chuyên nghiệp như Borussia là như thế nào. Chỉ biết có quá nhiều thứ bỡ ngỡ. Sân cỏ trước giờ của tôi là cái gara nhỏ bé kia, lấy bóng sút vào tường đơn giản hơn nhiều so với việc bước ra sân cỏ rộng lớn. Bóng dội tường rồi bật trở ra, tôi chỉ nhìn về một hướng. Còn bây giờ, bóng hết lăn về hướng này lại lăn về hướng khác.

Bóng đến chân tôi, tôi nghe tiếng mẹ và ông bà cổ vũ ở ngoài sân. Tôi tự nhủ: phải đá thật oách cho họ vừa lòng. Và thế là tôi dốc quả bóng đi, sút tung lưới trong tiếng la hét có vẻ còn lớn hơn nữa. Vào, bóng tung lưới, tôi vui mừng nhảy nhót thì có một giọng nói vào tai: “Sao mày lại sút vào lưới nhà!”

Trời ơi, lúc đó tôi chỉ nghĩ… khung thành nào cũng là khung thành. Bàn thắng đầu tiên của tôi đó!

Ter Stegen khi còn nhỏ.

Ter Stegen khi còn nhỏ.

Bây giờ nghĩ lại, tôi vẫn còn cảm thấy buồn cười. Lúc đó tôi có cảm thấy quê độ gì đâu, chỉ thấy vui vì mình đã sút tung lưới. Cứ hỏi mẹ tôi hay ông bà mà xem, họ sẽ bảo: “Marc luôn tự hào vì pha ghi bàn ấy, chúng tôi cũng chả biết nói với nó thế nào”.

Tôi không biết Opa nghĩ gì, nhưng hẳn ông phải rất tự hào vì tôi đã được nhận vào Mönchengladbach. Mẹ và bà có lẽ cũng thế. Bố tôi thì không ghiền bóng đá mấy, nhưng Opa thì là một CĐV cuồng nhiệt, nên ông xung phong lái xe đưa tôi đi tập. Xe của ông sạch boong kin kít, không một vết bẩn. Ông là cảnh sát về hưu, ngày xưa là trưởng phòng tội phạm kinh tế.

Tôi gần gũi ông suốt quãng thời gian trưởng thành. Khi đón tôi, ông lúc nào cũng mua ít bánh ngọt từ từ tiệm bánh gần nhà để sẵn ở ghế sau, tôi vừa ăn vừa đến sân tập. Ông luôn đúng giờ, dù trời lạnh hay mưa cỡ nào đi nữa. Ông (và thỉnh thoảng có thêm bà và mẹ đi cùng) sẽ ngồi xem tôi tập đến hết buổi rồi chở tôi về lại. Nhưng ngày đá giải, xa cách mấy ông bà cũng đến xem, còn mang theo bim bim cho cả đội.

Khi lớn lên, tôi bắt đầu cảm thấy xấu hổ vì gia đình cứ theo mình tò tò, bọn trẻ trâu lúc nào chả thế, cố chúng tỏ ta đây ngầu lòi, không cần người lớn phải giám hộ. Nhưng bây giờ nhìn lại, tôi thấy hạnh phúc và tự hào vì họ đã luôn ở đó, coi sóc và ủng hộ tôi, cũng như chưa bao giờ tạo ra một áp lực nào.

Có chút nỗi niềm hoài cổ khi nghĩ về ông bà. Họ sống cách nhà tôi có 10 đến 15 phút chạy xe. Tôi luôn vui khi được ngủ lại nhà ông bà. Vì sáng hôm sau thức dạy, kiểu gì cũng có món bánh mì trắng và mứt cam do bà làm sẵn. Đồ ăn thì ngon rồi, nhưng cảm giác sướng nhất vẫn là được yêu thương.

Ngày ấy, ông hay hút tẩu, với thuốc lá vị vanilla. Nhưng khi tôi đến nhà thường hơn thì ông bỏ thuốc, tôi thì chưa bao giờ hút thuốc cả. Nhưng tôi thích cái mùi vani ấy, chẳng có gì ngon lành thơm tho cả, nhưng nó là mùi kỷ niệm. Tôi ngồi lên người ông, xem album ảnh gia đình và mấy bộ phim cũ. Ông dạy tôi biết bao nhiêu điều trong đời.

Ngoại trừ bóng đá!

Đấy là chủ đề duy nhất tôi không muốn nói. Ông bà là kiểu người sẽ đến chất vấn HLV vì sao không cho tôi ra sân. Nhưng tôi không bao giờ muốn nói về bóng đá, có lẽ tôi muốn giữ những chuyện trên sân cho riêng mình. Thật lạ lùng nhỉ. Thỉnh thoảng ông hay nói với tôi về kinh nghiệm thủ môn: “Bọn nó hay bắt bài góc này, con thử sút góc kia xem”. Nhưng tôi chả bao giờ nghe. Tôi cũng không nói cho ông nghe về cái ngày HLV ở đội trẻ Mönchengladbach ra cho mình một tối hậu thư.

Lúc ấy, gia đình của chúng tôi đang ngày càng xa nhau. Tối hậu thư được gửi đến sau khi tôi bắt đầu cho thấy khả năng ở vị trí thủ môn, khởi đầu từ cái mũi đầy máu của thủ môn chính thức. HLV bảo không muốn tôi đá tiền đạo nữa.

“Thầy không thích cách con nhấc chân khi chạy,” ông nói. “Nên hoặc là con phải về chụp gôn, không thì còn phải tìm cho mình một CLB mới thôi”.

Lúc ấy, có CLB khác cũng muốn có tôi, và họ sẵn sàng để tôi đá tiền đạo. Tôi thích ghi bàn lắm chứ, nhưng bây giờ ghi bàn không còn quan trọng nữa. Ở lại Monchengladbach mới là quan trọng. Lý do thật giản dị: đấy là nhà tôi. Đấy là CLB duy nhất tôi biết từ khi lên bốn, CLB trao cho tôi cơ hội đầu tiên, CLB giúp tôi quên đi nỗi buồn ly tán của gia đình, khi bố mẹ tôi ly dị. Bóng đá dần trở thành một phần quan trọng hơn trong cuộc sống của tôi. Monchengladbach dần trở thành một nhân dạng của tôi. Những buổi ngồi sau xe của Opa, ăn bánh chờ xe lăn bánh đến sân, đã là cuộc đời tôi. Làm sao tôi bỏ đi được. Nên tôi phải ở lại, dù phải chơi ở bất kỳ vị trí nào. Và tôi quyết định sẽ trở thành một thủ môn.

Tôi thực sự nghĩ thời gian đá tiền đạo đã giúp tôi trở thành một thủ môn khác với những đồng nghiệp khác. Tôi nhìn sân bóng khác hơn, tôi tận dụng diện tích mặt sân khác hơn. Tôi khởi đầu chậm, nhưng ngày càng vượt qua những thủ môn khác trong học viện. Năm tôi lên 14, CLB tiến hành thanh lý nhiều cầu thủ. Đấy là một thời khắc khó khăn, khi ai đó đến nói với bạn: “Chúng tôi không còn muốn anh nữa”.

Cả bọn ai cũng hồi hộp, vì sợ mình là kẻ xấu số phải rời đội. Sau một trận đấu, HLV nổi giận với thể hiện của tôi. Tôi không nhớ chính xác mình đã phạm sai lầm gì, chỉ nhớ ông ấy rất giận, và trút giận lên người tôi trước bao nhiêu đồng đội. Tôi chưa bao giờ bị HLV “sạc” nhiều đến thế.

Mẹ đón tôi về, và tôi đã khóc suốt trên đường. Một vài ngày sau, tôi mới nhận ra. HLV tức giận không phải vì tôi chơi tồi, mà vì ông ấy chỉ ra những chỗ tôi cần phải cải thiện. Ông ấy nghiêm khắc, nhưng tôi cần điều ấy. Tôi cần ai đó chỉ bảo để trở thành một cầu thủ chuyên nghiệp, tôi cần phải trở nên mạnh mẽ hơn.

Từ tiền đạo, Ter Stegen thành danh trong vai trò của một thủ môn.

Từ tiền đạo, Ter Stegen thành danh trong vai trò của một thủ môn.

Và đấy cũng là thời khắc tôi quyết định sẽ dồn hết tâm sức để trở thành cầu thủ chuyên nghiệp. Tôi trở nên nghiêm khắc với chính mình, tôi không nói chuyện thêm với mẹ hay ông về bóng đá nữa, vì nó đã trở thành “chuyện riêng của con”. Tôi trở nên độc lập hơn. Lên 15 tuổi, tôi tự lái xe đi tập. “Ông không cần phải đèo con nữa đâu, con sẽ lấy con scooter tự đi”, tôi nói với ông. Opa buồn lắm, nhưng cũng đành chịu.

Tôi không cho ông đưa đón mình nước, dù trong những ngày trời mua. Ngày chơi trận đầu tiên cho đợi một, tôi cũng không cho ông hay mẹ mình tới. Tôi không chịu nổi cảnh mẹ tôi phải buồn khi đám đông la hét tôi sau một pha bóng không tốt. Tôi vốn đã không chịu nổi cảnh ấy ngay từ khi mình còn nhỏ. Nên còn tám trận đấu nữa là tôi sẽ được chọn lên đội một, tôi quyết định sẽ đến đó một mình và thi đấu một mình.

Nhưng đến khi bắt đầu chơi bóng chuyên nghiệp, tôi đâu thể ngăn người thân bạn bè đến được. Họ cứ thế mua vé mà vào thôi. Opa đã xem tôi suốt mùa bóng đầu tiên và nhiều mùa bóng sau đó. Đến khi phải chơi trận cuôi cùng cho Mönchengladbach, tôi không tưởng tượng được cảnh không có ông trên khán đài. Rồi mẹ tôi nữa, rồi gia đình của vợ tương lai. Vì khi ngày một tự tin hơn vào bản thân, tôi không còn muốn phải thi đấu một mình nữa. Tôi muốn người thân thấy sự trưởng thành của mình.

Khi có cơ hội rời Borussia để đến Barcelona vào năm 2014, tôi đã thực sự đắn đo. Gia đình và CLB với tôi là cả thế giới này, làm sao rời đi được đyâ. Nhưng tôi vẫn quyết định sẽ đi vì hai lý do. Thứ nhất là phong cách chơi bóng. Tôi luôn nghĩ khi phải rời khỏi Mönchengladbach, CLB duy nhất tôi muốn khoác áo chính là Barcelona. Cách họ chơi bóng, cách họ cho phép thủ môn của mình dùng chân, là một cơ hội tuyệt vời với tôi.

Nhưng lý do thứ hai đến sau, khi tôi gặp Andoni Zubizarreta.

Người đại diên bảo tôi: “Barcelona muốn chuyện với cậu trước, muốn xem cậu có phù hợp với phòng thay đồ của họ không rồi mới quyết định”.

Họ gửi Zubi đến nói chuyện. Tôi không kỳ vọng nhiều vào cuộc gặp này, nhưng khi bắt đầu nói chuyện, tôi bất giác lại so sánh mình với ông ấy. Ông ấy nói về CLB, về lịch sử và trải nghiệm của chính mình. Ông nói chuyển sang một CLB khác, một thành phố khác sẽ khó khăn thế nào. Rồi ông kể việc chơi cho Barcelona có ý nghĩa ra sao. Đấy là một con người gần gũi, nồng ấm. Và nói chuyện xong, tôi biết là mình cần phải ra đi. Tôi biết thỉnh thoảng người ta sẽ nói: “Marc ter Stegen ư? Thằng ấy lầm lì lắm”. Một phần vì tôi là người Đức, một phần vì quá khứ của gia đình, chứ tôi không thực tâm muốn mọi người nghĩ mình xa cách.

Tôi đã mặc màu áo Barcelona lên người với tất cả sự tự hào. Thành phố này không chỉ có bóng đá, những CĐV khiến bạn có cảm giác luôn được ủng hộ. Thuở vừa đến, tôi không biết một chữ Tây Ban Nha. Ngày đầu tiên bước vào CLB, tôi thấy mừng vì có Ivan Rakitic trong đó. Anh ta cũng vừa mới đến, nhưng nói được tiếng Đức và tiếng Tây Ban Nha. Rakitc trở thành người phiên dịch của tôi, truyền đạt lại những gì HLV muốn ở tôi. Ngay cả Rafinha cũng giúp tôi không ít vì chúng tôi cùng nói được tiếng Anh. Nhưng vì muốn nói chuyện với tất cả, tôi cố học tiếng Tây Ban Nha, ngay từ những ngày đầu tiên.

Chúng tôi vẫn bảo Barcelona còn hơn cả một CLB. Không phải quảng cáo gì CLB mình, nhưng nó thực sự là như vậy. Năm 2016, khi biết Barcelona sẽ gặp Mönchengladbach ở Champions League, tôi không biết cảm xúc của mình như thế nào. Ngay lúc ấy thì André, đứa bạn thân nhất ở Đức, nhắn cho tôi tin này:

Và tôi bắt đầu nghĩ: đây chính là cơ hội để mình gặp lại mọi người ở quê nhà. Nhưng CLB cũ sẽ phản ứng thế nào, rồi các CĐV nữa?

Ter Stegen bây giờ có vị trí không thể thay thế ở Barca.

Ter Stegen bây giờ có vị trí không thể thay thế ở Barca.

Rồi khi trở lại, mọi thứ quen thuộc làm sao, dù cũng có một chút khác biệt. Lần đầu tiên, tôi bước vào sân phía phòng thay đổ của đội khác. Tôi ngồi trong đó, trải nghiệm cảm giác chưa từng có trong sự nghiệp. Ngay khi bước vào sân, tôi suýt nữa đã bước nhầm sân sân bên kia. Nhưng tôi nhìn lên khán đài, các CĐV vỗ tay cho tôi. Tôi cảm thấy xúc động khôn tả, da gà nổi lên, nước mắt tự nhiên chảy ra. 18 năm tuổi trẻ của tôi đã trôi qua ở đây, cuộc đời cảu tôi đó, và tôi tự hào vì mọi người vẫn chào đón mình. Rời khỏi sân sau khi kết thúc trận đấu, tôi nhận ra Monchengladbach mãi mãi đặc biệt trong lòng mình. Đấy là nơi đã ươm mầm cho sự nghiệp của tôi, đã giúp tôi hoàn thành giấc mơ của mọi đứa trẻ: được chơi tại Camp Nou.

Tôi biết có nhiều người vẫn gọi tôi là “gã thủ môn Đức chơi cho Barcelona”. Nhưng bây giờ, có lẽ họ dã hiểu tôi nhiều hơn một chút.

Bạn có biết ông tôi chưa bao giờ đến Camp Nou không? Tôi cứ bảo ông phải tới đi, ông nhất định phải tới. Ông tôi vẫn chưa quen với việc nhìn tôi chơi cho một CLB khác.

Nhưng một ngày nào đó, nếu thấy một ông già đứng trước cửa Camp Nou, miệng đang nhai bim bim làm từ cà chua và ớt bột, bạn biết là ông đã đến.

Hoài Thương

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :