Thứ Bảy, 28 tháng 9, 2019

9 tay vợt thay đổi lịch sử quần vợt nữ

Cùng ký vào bản hợp đồng trị giá một USD, chín người phụ nữ đã làm nên lịch sử cho làng quần vợt nữ thế giới. Họ là những ai?

Sự ra đời của kỷ nguyên Mở vào năm 1968 đã đặt dấu chấm hết cho khái niệm "thể thao nghiệp dư được thuê", nhưng vẫn chưa làm được gì nhiều cho những tay vợt nữ. Trên thực tế, số tiền thưởng dành cho các tay vợt nam ngày một tăng lên, tỷ lệ nghịch với bên nữ. Thêm nữa, không có một giải đấu nào mà các tay vợt nữ được tỏa sáng đúng nghĩa khi thường xuyên bị hắt hủi và đẩy ra bên ngoài sân đấu. Điều đó đã khiến họ cảm thấy bị tổn thương sâu sắc.

Đến hè 1970, trong một giải đấu uy tín ở Thái Bình Dương, ban tổ chức đã đề xuất tỷ lệ trả tiền thưởng dành cho nam tám phần, còn nữ chỉ có một. Sự việc như giọt nước làm tràn ly, một số tên tuổi lớn trong làng quần vợt nữ thế giới đã quyết định, đến lúc họ phải hành động vì một tương lai tốt đẹp hơn.

Bất chấp nguy cơ bị cấm thi đấu ở các giải Grand Slam và mất đi thứ bậc, chín tay vợt nữ vẫn quyết tâm thực hiện. Ngày 23/9/1970, họ cùng nhau ký vào bản hợp đồng trị giá một USD với Gladys Heldman - người sáng lập tạp chí Tennis Thế giới (World Tennis) và cũng từng là một cựu tay vợt, để cho ra đời giải đấu mang tên Virginia Slims Invitational tại CLB quần vợt Houston.

Chín tay vợt nữ được biết đến với biệt danh "Bản gốc 9" (Original 9), gồm những cái tên: Billie Jean King, Rosie Casals, Nancy Richey, Judy Dalton, Kerry Melville Reid, Julie Heldman, Peaches Bartkowicz, Kristy Pigeon và Valerie Ziegenfuss.

Bản gốc 9 lần lượt theo chiều từ trên bên trái: Valerie Ziegenfuss, Billie Jean King, Nancy Richey, Peaches Bartkowicz, Kristy Pigeon, Gladys Heldman, Rosie Casals, Kerry Melville và Judy Dalton.

"Bản gốc 9" lần lượt theo chiều từ trên bên trái: Valerie Ziegenfuss, Billie Jean King, Nancy Richey, Peaches Bartkowicz, Kristy Pigeon, Gladys Heldman, Rosie Casals, Kerry Melville và Judy Dalton.

Jane Bartkowicz mới 21 tuổi khi ký vào bản hợp đồng trị giá một USD chơi ở Houston năm 1970. Sau vô số danh hiệu quốc gia và chức vô giải trẻ Wimbledon lúc 15 tuổi, Bartkowicz tiếp tục tỏa sáng khi liên tiếp lọt vào tứ kết Mỹ Mở rộng 1968-1969 và rồi vô địch Rogers Cup 1968. Bà cũng là thành viên của đội tuyển Mỹ vô địch Fed Cup 1969 trước khi giải nghệ năm 1971.

"Không có gì phải suy nghĩ khi đến Houston, bởi Gladys Heldman đang đứng đằng sau giải đấu đó. Gladys từng là một tay vợt, đang sở hữu một tạp chí quần vợt và chính Julie, con gái của cô ấy, cũng chơi tại đó. Thực lòng mà nói, cô ấy rất mạnh mẽ và quyết đoán nên tôi cũng có chút e sợ nhưng bản chất Gladys rất tốt. Tôi đến đó để ủng hộ và cố gắng giúp đỡ mọi người", Bartkowicz nhớ lại.

Vị trí cao nhất Rosemary Casals từng đạt được là số ba thế giới vào năm 1970. Khi đánh bại Judy Dalton trong trận chung kết Virginia Slims Invitational tại Houston, tay vợt sinh ra ở San Francisco mới 22 tuổi.

Trong sự nghiệp chuyên nghiệp, Casals giành được 11 danh hiệu và góp mặt ở hai trận chung kết Grand Slam, đều tại Mỹ Mở rộng (thua Margaret Court năm 1970 và thua Billie Jean King năm 1971). Bà sở hữu bộ sưu tập danh hiệu đánh đôi đồ sộ với tổng cộng 112 chức vô địch, trong đó có chín Grand Slam đôi nữ (năm Wimbledon và bốn Mỹ Mở rộng) và ba Grand Slam đôi nam nữ. Casals đã cùng với đội tuyển Mỹ vô địch Fed Cup bảy lần.

"Đi ngược các quy tắc truyền thống sẽ khiến chúng tôi phải đối mặt với nguy cơ bị loại khỏi các giải Grand Slam, và đó là rủi ro lớn nhất. Chúng tôi luôn bị coi là các công dân hạng hai ở các giải đấu lớn ưu tiên cho nam giới. Thời đó, Grand Slam là tất cả đối với chúng tôi. Đó không chỉ là tiền thưởng mà còn là danh tiếng. Chúng tôi cần mạo hiểm để được đối xử công bằng", Casals hồi tưởng.

Judy Dalton đã 32 tuổi khi về nhì Virginia Slims Invitational tại Houston năm 1970. Trong sự nghiệp, tay vợt Australia từng giành chín Grand Slam đánh đôi (năm chức vô địch cùng với Margaret Court) và thâu tóm đủ bộ cả bốn Grand Slam khác nhau (Career Grand Slam). Dalton từng thua Billie Jean King ở trận chung kết Wimbledon 1968. Tính từ Wimbledon 1967 đến khi giải nghệ lúc 40 tuổi (sau khi kết thúc Australia Mở rộng 1977), bà đã góp mặt ở tứ kết tại 10 trong 20 giải Grand Slam.

"Rất khó để không nghĩ đến yếu tố chính trị trong quần vợt nhưng khi đặt bút ký vào bản hợ đồng trị giá một USD, chúng tôi biết đó là một điều đúng đắn. Tôi đã có thể giúp mọi người bày tỏ quan điểm về quần vợt nữ. Nhiều khán giả nam giới cho biết, họ rất thích thú khi xem các trận đấu. Lúc đó, tôi không dám mơ quần vợt nữ lại trở thành phổ biến trên thế giới như vậy", Dalton hồi tưởng.

Con gái của Gladys Heldman, Julie Heldman bước sang tuổi 25 khi dự giải ở Houston năm 1970. Cựu tay vợt số năm thế giới đã có 25 chức vô địch, lọt vào bán kết ba giải Grand Slam và xếp thứ hai nước Mỹ vào năm 1969. Julie cũng giành ba chức vô địch Fed Cup cùng với đội tuyển Mỹ, trước khi giải nghệ vào năm 1975.

"Cuộc sống của mọi người sẽ bị đảo lộn hoàn toàn. Điều đó là rõ ràng. Tất cả các tay vợt nam cũng như những nhà quản lý đều chống lại chúng tôi. Nên nhớ rằng, lúc đó không có bất cứ một đại diện nữ nào trong bộ máy quản lý quần vợt", Heldman nhắc lại.

Được gọi một cách trìu mến là "Bà đầm già", nhưng Billie Jean King lại chưa đến 27 tuổi khi đảm nhận vai trò trưởng nhóm tại Houston năm 1970. Khi đó, tay vợt sinh ở Long Beach, California đã có năm Grand Slam và đứng số một thế giới cả hai nội dung, đánh đơn lẫn đánh đôi. Cho đến lúc giải nghệ, tổng cộng King đã giành 39 danh hiệu Grand Slam, gồm 12 đơn nữ, 16 đôi nữ và 11 đôi nam nữ.

Billie Jean King (trái) là thủ lĩnh của Bản gốc 9, đòi lại bình đẳng cho quần vợt nữ. 

Billie Jean King (trái) là thủ lĩnh của "Bản gốc 9", đòi lại bình đẳng cho quần vợt nữ. 

Chỉ riêng năm 1971 - mùa giải Virginia Slims đầu tiên, bà đã vô địch 17 giải đấu và trở thành tay vợt đầu tiên kiếm được 100.000 USD tiền thưởng trong một năm. King đánh bại Bobby Riggs trong trận chiến giới tính năm 1973 (Battle of the Sexes: trận so tài đặc biệt trong lịch sử quần vợt giữa một tay vợt nam và một tay vợt nữ), và sau đó trở thành chủ tịch, sáng lập ra WTA.

"Chúng tôi đều hiểu rằng, phải tổ chức được nhiều giải đấu mới có tương lai thực sự. Chúng tôi không biết điều gì đang chờ trước mắt nhưng chúng tôi có ước mơ và tầm nhìn. Chúng tôi muốn tất cả  cô gái nhỏ trên toàn thế giới đều có cơ hội và có thể kiếm sống từ quần vợt", Billie Jean King phát biểu.

Năm 1970, Nancy Richey 28 tuổi có hai Grand Slam, lần lượt ở Australia Mở rộng 1967 và Roland Garros 1968 - danh hiệu Grand Slam đầu tiên trong kỷ nguyên Mở. Trong hai thập kỷ cầm vợt chuyên nghiệp, tay vợt người Texas đã giành được 69 chức vô địch và từng xếp số hai thế giới vào năm 1969. Richey giải nghệ ở tuổi 36, sau khi kết thúc Mỹ Mở rộng 1978.

"Thời còn chơi nghiệp dư, chúng tôi đi tàu điện ngầm từ Midtown đến Forest Hills với túi đồ lỉnh kỉnh và khi trở về chúng nặng thêm 20 kg quần áo ướt nữa. Không tiền, không phòng ăn trưa và hoàn toàn không có gì. Bây giờ các tay vợt kiếm hàng triệu đô la, những tay vợt nữ nhận được tiền thưởng bằng với nam giới và các giải đấu ngày càng mở rộng. Thật tuyệt vời! Mỗi khi bước vào Flushing Meadows, tôi cảm thấy rất đỗi tự hào bởi ước mơ của chúng tôi đã thành hiện thực", Richey nghẹn ngào khi nói về giấc mơ đã thành sự thật.

Kerry Melville, 23 tuổi khi đến dự giải ở Houston năm 1970. Trong tổng số 22 danh hiệu đơn, tay vợt Australia đã có một Grand Slam tại quê nhà, ở Australia Mở rộng 1977. Bên cạnh đó là 40 trận chung kết, trong đó có Mỹ Mở rộng 1972 và giải đấu kết thúc Virginia Slims năm đầu tiên - tiền thân của WTA Finals sau này. Melville cùng đoạt ba Grand Slam đôi nữ, trong đó có Wimbledon 1978 cùng với Wendy Turnbull.

"Tất nhiên, tôi muốn có một thỏa thuận tốt hơn nhưng tôi không thể đi ngược mục tiêu chúng tôi đang hướng đến. Tôi biết, bố mẹ mình có chút lo lắng nhưng chúng tôi có một người đứng đầu mạnh mẽ như Billie Jean - người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Tôi và Judy Dalton là hai tay vợt nữ bị cấm thi đấu ở quê nhà Australia trong một thời gian, nhưng sau đó mọi thứ đã trở nên tốt đẹp. Đó là một quyết định lớn trong sự nghiệp", Melville tâm sự.

Bản gốc 9 tái ngộ nhau năm 2012. Vẫn xếp theo trật tự cũ, lần lượt theo chiều từ trên bên trái: Valerie Ziegenfuss, Billie Jean King, Nancy Richey, Peaches Bartkowicz, Kristy Pigeon, Gladys Heldman, Rosie Casals, Kerry Melville và Judy Dalton.

"Bản gốc 9" tái ngộ nhau năm 2012. Vẫn xếp theo trật tự cũ, lần lượt theo chiều từ trên bên trái: Valerie Ziegenfuss, Billie Jean King, Nancy Richey, Peaches Bartkowicz, Kristy Pigeon, Gladys Heldman, Rosie Casals, Kerry Melville và Judy Dalton.

Gương mặt trẻ nhất trong nhóm, Kristy Pigeon lúc đó mới 20 tuổi. Sau khi vô địch giải trẻ Wimbledon 1968, tay vợt Mỹ lọt vào vòng bốn ở All England Club trong hai năm liên tiếp 1968-1969. Pigeon giải nghệ năm 1975. "Tôi đến các trường học ở Oakland và Berkeley để thúc đẩy nữ quyền. Chúng tôi đã chứng minh cho mọi người thấy, quần vợt nữ cạnh tranh quyết liệt và thú vị không kém so với nam giới. Đối với tôi, đó là cách mạnh mẽ để tạo nên sự bình đẳng giới", Pigeon kể lại.

Năm 1970, Valerie Ziegenfuss 21 tuổi khi đến Houston. Thành tích tốt nhất ở các giải Grand Slam của tay vợt sinh ra ở San Diego, California là lọt vào vòng bốn Roland Garros, bên cạnh bốn lần có mặt tại bán kết đôi nữ Wimbledon và Mỹ Mở rộng năm 1969, 1971. "Chúng tôi muốn có giải đấu của riêng mình. Vì vậy, phải có ai đó đứng ra làm điều đó và cuối cùng chúng tôi đã thành công!", Ziegenfuss kết luận.

Trong trận chung kết ở Hoston năm đó, Casals đánh bại Dalton để nhận 7.500 USD tiền thưởng. Nhưng tất cả chín người phụ nữ đó đã chứng minh được một điều, quần vợt nữ phải có chỗ đứng xứng đáng và được coi trọng không kém so với quần vợt nam.

Sau thành công ở Houston, những nhà tổ chức đã công bố một loạt giải đấu trên khắp nước Mỹ ngay trong năm tiếp theo dưới biểu ngữ Virginia Slims. Từ đó dẫn đến sự ra đời của hiệp hội quần vợt nữ thế giới WTA (Women's Tennis Association) vào năm 1973.

Bình An (theo WTA)

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :