Chủ Nhật, 16 tháng 1, 2022

Djokovic: Khi nhà vô địch bị từ chối

AustraliaKhông chỉ lỡ cơ hội giành Grand Slam thứ 21, danh tiếng của Novak Djokovic còn bị tổn hại sau bê bối tại Australia Mở rộng 2022.

Chiến thắng đến với Djokovic trước khi trái banh nỉ lăn tại Melbourne Park. Hồ sơ xin miễn trừ y tế của anh được Tennis Australia và bang Victoria phê duyệt. Đó không chỉ là thắng lợi của một tay vợt đấu tranh giành quyền thi đấu tại sân chơi anh vô địch ba năm gần nhất, mà còn giúp Djokovic bảo vệ niềm tin rằng anh không cần vaccine để vượt qua thảm kịch Covid-19 trên tư cách một VĐV.

Tuy nhiên, chiến thắng nhỏ lại châm ngòi cho cuộc chiến lớn, vượt ngoài giới hạn của một nhà vô địch quần vợt. Một trận đấu mà cửa thắng của Djokovic trái ngược với khả năng anh vô địch Australia Mở rộng 2022 nếu tham dự. Đêm 16/1, 11 ngày sau khi bị từ chối cho nhập cảnh, Djokovic phải rời Australia, chấm dứt tham vọng giành Grand Slam thứ 21 để trở thành tay vợt nam thành công nhất lịch sử.

Mất hai lần hủy visa và hai phiên tòa để chính phủ Australia trục xuất tay vợt Serbia theo luật pháp nước này.

Djokovic bị khước từ cơ hội trở thành nam tay vợt số một lịch sử ngay tại sân nhà của anh. Ảnh: AP.

Djokovic bị khước từ cơ hội trở thành nam tay vợt số một lịch sử ngay tại "sân nhà" của anh. Ảnh: AP.

Đêm 5/1, Djokovic bị Lực lượng Biên phòng Australia (ABF) hủy visa tại sân bay do hồ sơ miễn trừ y tế không đầy đủ. Nhưng kết quả của phiên điều trần sau đó năm ngày xác nhận quyết định ấy "không hợp lý". Sau đó, Bộ trưởng Di trú Alex Hawke dùng quyền lực cá nhân, hủy thị thực của tay vợt 34 tuổi vì lo ngại anh kích thích tâm lý chống vaccine của người dân. Djokovic kháng cáo nhưng bất thành.

Nhiều người cho rằng Djokovic có thể dễ dàng tránh khỏi tất cả rắc rối này nếu tiêm vaccine như phần đông tay vợt khác. Boris Becker thậm chí nhận định học trò cũ có thể phá hỏng phần còn lại sự nghiệp vì quyết định bị xem là ích kỷ. Nhưng trên thực tế, lựa chọn tiêm vaccine hay không được xem là tự do cá nhân. Một VĐV như Djokovic càng có lý do để thận trọng với những chất bên ngoài được đưa vào trong cơ thể của anh.

Câu chuyện Djokovic lỗi hẹn với Australia Mở rộng là bề nổi của một trong những cuộc tranh luận gây ra nhiều ý kiến trái chiều nhất thời Covid-19: Đứng về phía cá nhân hay cộng đồng, nghe theo khuyến cáo của các nhà khoa học hay bác bỏ mà không cần bằng chứng. Nếu bài vaccine là một tôn giáo, dựa vào tầm ảnh hưởng của bản thân, có thể xem Djokovic là lãnh tụ, như cách bố anh so sánh anh với Chúa Jesus.

Djokovic từng ngần ngại khi nói về khả năng dự Grand Slam đầu năm 2022 và trong suốt vụ việc, những luật sư phe anh luôn thể hiện sự chủ động, điều cho thấy tay vợt Serbia đã lường trước rắc rối pháp lý. Nhưng Djokovic vẫn chấp nhận rủi ro. Đây không phải lần đầu tay vợt Serbia theo đuổi lý tưởng khác với quan điểm số đông. Có lẽ vì thế, anh bất ngờ được Nick Kyrgios ủng hộ.

Có những nghi ngờ rằng Djokovic dối trá trong hồ sơ xin miễn trừ y tế, bắt nguồn từ điều tra của Der Spiegel. Nhưng những bằng chứng đưa ra thiếu thuyết phục do chỉ dựa vào mốc thời gian được ghi nhận không rõ ràng trên hệ thống dữ liệu. Djokovic cũng bị chỉ trích vì dự lễ trao giải quần vợt Belgrade khi mắc Covid-19 và điền sai thông tin tờ khai nhập cảnh Australia. Tuy nhiên, tay vợt 34 tuổi phủ nhận bản thân cố tình làm sai bất cứ điều gì. Trong phiên tòa đầu tiên Djokovic tham dự, thẩm phán thừa nhận "không tìm ra lý do" khiến hồ sơ của anh bị từ chối.

Lý do khiến Djokovic bị trục xuất là anh bị xem như mối đe dọa "an toàn và trật tự cộng đồng". Trên phương diện đó, tay vợt Serbia đặt bản thân vào rắc rối lớn. Australia là một trong những quốc gia có quy định phòng chống Covid-19 nghiêm ngặt nhất và đã đánh đổi nhiều để đổi lại sự an toàn cho cộng đồng. Trước sự đe dọa của làn sóng Covid-19 tiếp theo, chính phủ Australia cần những "quả đấm thép" để lấy niềm tin từ người dân. Vụ ồn ào của Djokovic, tuy để lại ấn tượng xấu, đã củng cố lập trường cứng rắn của nước này.

New York Times còn cho rằng thủ tướng Australia Scott Morrison xem Djokovic là công cụ để thu hút ủng hộ từ cử tri trước cuộc bầu cử vào tháng Năm tới. Đảng Tự do của ông Morrison từng gây tiếng vang khi kêu gọi thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới cứng rắn trong thời Covid-19. Bản thân Bộ trưởng Di trú Hawke, người đã dùng quyền cá nhân để hủy thị thực của Djokovic, cũng là thành viên trung thành của đảng Tự do.

Số lượng người phản đối, chỉ trích Djokovic vẫn đang tăng lên. Trong cuộc khảo sát trên hai tờ báo Herald SunDaily Telegraph hôm 13/1, 83% người Australia không muốn Djokovic thi đấu tại Australia Mở rộng. Những khán giả từng khiến tay vợt Serbia cảm thấy như ở nhà dường như quay lưng với anh. Australia Mở rộng là nơi Djokovic giành Grand Slam đầu tiên và anh rất muốn đánh dấu cột mốc vượt qua hai kình địch Roger FedererRafael Nadal tại đây. Nhưng tay vợt Serbia thậm chí đối mặt nguy cơ bị cấm thi đấu giải này.

Djokovic luôn mong muốn có số lượng người ủng hộ nhiều như Federer hay Nadal và nỗ lực cho điều đó. Nhưng vụ bê bối vừa qua khiến anh mất điểm trong mắt nhiều người. Lỗi hẹn với chức vô địch Australia Mở rộng 2022 có thể chỉ khiến ngày Djokovic xưng bá làng quần vợt nam thế giới chậm lại đôi chút, nhưng sẽ mất nhiều thời gian để anh khôi phục thiện cảm nơi người hâm mộ.

Vĩnh San

Adblock test (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :