Thứ Hai, 31 tháng 12, 2018

Mỹ có thung lũng silicon, Việt Nam mơ thung lũng ô tô

Trước làn sóng ô tô nguyên chiếc nhập khẩu từ ASEAN tràn vào Việt Nam, vẫn có những DN quyết tâm đầu tư lớn cho sản xuất, với công nghệ hiện đại. Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hứa hẹn giai đoạn phát triển mới, nỗ lực chiếm lĩnh thị trường gần 100 triệu dân và vươn ra thế giới. Mỹ có thung lũng Silicon về phát triển điện tử, liệu tới đây Việt Nam sẽ có những ‘thung lũng ô tô’?

Mazda, Hyundai quyết làm lớn, tỷ phú Vượng mạnh tay đổ tiền

Những “thung lũng ô tô” tương lai

Cuối tháng 3/2018, Công ty Trường Hải đã khánh thành nhà máy lắp ráp ôtô Mazda, công suất 50.000 xe/năm giai đoạn 1, tại Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam). Đây là nhà máy sản xuất xe Mazda lớn với công nghệ hiện đại, đạt tiêu chuẩn toàn cầu của Mazda Nhật Bản.

Cũng vào thời điểm này, Tập đoàn Hyundai Motor Hàn Quốc và Tập đoàn Thành Công đã hợp tác xây dựng nhà máy ô tô Hyundai thứ hai tại Ninh Bình, công suất ban đầu là 120.000 xe/năm. Dự án sẽ hoàn thành vào năm 2019, hầu hết các công đoạn đều sử dụng robot tự động.

Mỹ có thung lũng silicon, Việt Nam mơ thung lũng ô tô
Các DN đầu tư lớn vào lĩnh vực ô tô

Công ty VinFast trong năm 2018 đã rót hơn 70.000 tỷ đồng vào Tổ hợp sản xuất ô tô - xe máy điện, với mục tiêu trực tiếp sản xuất các cấu kiện quan trọng nhất của ô tô là thân vỏ, khung gầm và động cơ. Nhà máy được trang bị 1.200 robot, công suất 38 xe/ngày, dự kiến sản xuất ô tô từ tháng 3/2019. Cuối năm 2018, Vinfast đã ra mắt 3 mẫu ô tô gồm một mẫu xe cỡ nhỏ, một mẫu SUV 7 chỗ và một mẫu sedan 5 chỗ trang thiết bị sang trọng, hiện đại. VinFast cũng là DN đầu tiên đầu tư Viện nghiên cứu, phát triển ô tô nhằm phục vụ cho tầm nhìn dài hạn.

Công ty Toyota Việt Nam cũng quyết định nâng cấp, mở rộng dây chuyền sản xuất và tăng công suất nhà máy từ 50.000 xe/năm lên gần 100.000 xe/năm. Dự kiến dây chuyền mới sẽ vào hoạt động từ năm 2023.

Cùng với đó, nhiều DN trong và ngoài nước đã đồng loạt đầu tư, mỏ rộng sản xuất linh kiện, phụ tùng, hứa hẹn tạo ra những trung tâm công nghiệp ô tô lớn trong tương lai.

Công ty TNHH Pyeong Hwa Automotive, DN sản xuất linh kiện ô tô lớn của Hàn Quốc, đã đầu tư dự án vào Khu kinh tế Đình Vũ - Cát Hải (Hải Phòng) 16,7 triệu USD để cung cấp 7,5 triệu sản phẩm phụ tùng ô tô mỗi năm cho các DN lắp ráp.

Công ty Aapico Hitech (Thái Lan) và công ty VinFast thành lập nhà máy liên doanh, dập và hàn các chi tiết thân vỏ xe, quy mô 60 triệu USD, tại KCN VinFast (Cát Hải - Hải Phòng).

Cuối tháng 6/2018, VinFast tổ chức hội thảo với hơn 300 nhà cung cấp linh kiện quốc tế tại Frankfurt (Đức). Tại đây, một số nhà cung cấp mong muốn đầu tư nhà máy sản xuất linh kiện tại Hải Phòng.

Công ty Toyota Việt Nam đã kêu gọi các nhà cung cấp linh kiện ô tô trong ngoài nước cùng đầu tư vào Vĩnh Phúc và vùng lân cận để cung cấp linh kiện cho các mẫu xe Toyota lắp ráp tại đây. Những ngày cuối tháng 6, tại KCN Quang Minh, Hà Nội, Varroc Lighting Systems, nhà sản xuất thiết bị chiếu sáng, thuộc Tập đoàn Varroc Global, đã khai trương nhà máy mở rộng Triom Việt Nam, chuyên sản xuất đèn chiếu sáng ô tô, xe máy theo công nghệ Ý.

Tại Quảng Nam, Công ty Ô tô Trường Hải cho biết đã xây dựng khu phức hợp, có 13 nhà máy sản xuất linh kiện, ngoài cung cấp cho các mẫu xe của Trường Hải còn cung cấp cho các DN ô tô khác trong nước và xuất khẩu. Một số DN sản xuất linh kiện ô tô cho Tập đoàn Mazda (Nhật Bản) cũng đang xúc tiến đầu tư vào Khu kinh tế Chu Lai.

Tại Ninh Bình, một loạt DN công nghiệp hỗ trợ nước ngoài cũng đang xúc tiến đầu tư vào tại KCN Gián Khẩu và vùng lân cận để cung cấp linh kiện cho các mẫu xe của Hyundai Thành Công.

Khi sản xuất ô tô quy tụ được các nhà cung cấp linh kiện xung quanh sẽ giúp kiểm soát chặt chẽ hơn về chất lượng, giảm cước vận chuyển và đảm bảo thời gian giao hàng, qua đó giúp giảm chi phí. Trong tương lai gần, đây sẽ là 4 trung tâm công nghiệp ô tô lớn cả nước. Nếu Mỹ có thung lũng Silicon về phát triển điện tử, liệu tới đây Việt Nam sẽ có những "thung lũng ô tô"?

Mỹ có thung lũng silicon, Việt Nam mơ thung lũng ô tô
Nhu cầu về ô tô ngày càng nhiều, cơ hội để biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất ô tô lớn trong khu vực (ảnh minh họa).

Cơ hội thành trung tâm ô tô khu vực

Theo các DN, thị trường ô tô Việt Nam đang tăng trưởng nhanh, vì vậy hoàn toàn có điều kiện để phát triển ngành công nghiệp ô tô đạt tỷ lệ nội địa hóa cao. Với quốc gia 100 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày càng nâng cao thì nhu cầu về ô tô ngày càng nhiều, đủ để các DN đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Đây là cơ hội để biến Việt Nam thành một trung tâm sản xuất ô tô lớn trong khu vực.

Ông Byung Kwon Rhim, Phó Tổng Giám đốc Cấp cao phụ trách thị trường hải ngoại của Hyundai Motor, đánh giá: "Nhận thấy những cơ hội và tiềm năng phát triển mạnh, Hyundai Motor sẽ thúc đẩy, mở rộng sản xuất tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trung tâm sẽ là Việt Nam".

Còn theo ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Trường Hải, cùng với đối tác, Trường Hải phấn đấu để tới đây sẽ xuất khẩu ô tô sản xuất tại Chu Lai sang các nước trong khu vực.

Trong khi đó, Vingroup có tham vọng sẽ đưa tổ hợp sản xuất ô tô VinFast dẫn đầu Đông Nam Á.

Năm 2018, sản lượng ô tô lắp ráp trong nước phục hồi mạnh. Theo Số liệu của Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số bán ô tô sản xuất lắp ráp trong nước tăng trên 10% so với năm 2017.

Theo Bộ Công Thương, tỷ lệ nội địa hóa ô tô năm 2018 đang tăng lên. Dự kiến đến năm 2020 xe sản xuất trong nước sẽ đáp ứng 60-70% nhu cầu thị trường trong nước và tỷ lệ nội địa hóa đạt từ 35-40%. 

Các chính sách đang tập trung hỗ trợ để thúc đẩy nhanh dự án ô tô lớn của Công ty cổ phần ô tô Trường Hải (Thaco), Công ty cổ phần Tập đoàn Thành Công, Tập đoàn VinGroup (VinFast) và các dự án khác. Mục tiêu là nhằm gia tăng sản lượng xe sản xuất, lắp ráp trong nước; xây dựng thí điểm chuỗi cung ứng ngành ô tô cho các DN sản xuất và lắp ráp trong và ngoài nước.

Đồng thời, nghiên cứu, trình Quốc hội ban hành sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt, đối với xe có tỷ lệ nội địa hóa cao. Cụ thể, sẽ không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước.

Tỷ lệ sở hữu ô tô của người Việt hiện còn rất thấp, mới đạt khoảng 23 xe trên 1.000 người, trong khi tỷ lệ tương đương tại Thái Lan là 204 xe và các nước phát triển là 400 xe.

Nếu có những chính sách tốt, sẽ có nhiều DN trong và ngoài nước đầu tư vào sản xuất ô tô và linh kiện ô tô. Điều này sẽ thúc đẩy ngành công nghiệp ô tô phát triển, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu.

Trần Thủy

Ô tô cháy hàng: Ham xe đi Tết, đại lý thẳng tay ép giá, chém thêm 200 triệu

Ô tô cháy hàng: Ham xe đi Tết, đại lý thẳng tay ép giá, chém thêm 200 triệu

Cuối năm 2018, lượng xe nhập khẩu về Việt Nam đã tăng mạnh, nhưng khách hàng vẫn phải chờ đợi nhiều tháng mới được nhận xe. Hàng loạt mẫu xe “cháy hàng” giá tăng cao.

Mỗi chiếc ô tô phải đóng 2 lần lệ phí trước bạ 10%?

Mỗi chiếc ô tô phải đóng 2 lần lệ phí trước bạ 10%?

Cần áp dụng nguyên tắc mỗi ô tô, xe máy chỉ chịu lệ phí trước bạ với mức thu lần đầu và duy nhất.

Ô tô miễn thuế, giá rẻ đổ về: Tầm 500 triệu tha hồ chọn xe đẹp

Ô tô miễn thuế, giá rẻ đổ về: Tầm 500 triệu tha hồ chọn xe đẹp

Gần đây, nhiều mẫu xe nhập khẩu miễn thuế trong phân khúc giá rẻ tràn về Việt Nam với số lượng lớn, cạnh tranh với các mẫu xe sản xuất, lắp ráp trong nước.  

Let's block ads! (Why?)



Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :