Thứ Ba, 29 tháng 9, 2020

Khi Messi không còn độc tôn ở Barca

Trận ra quân La Liga thắng Villarreal cho thấy Barca đang cố gắng điều chỉnh lối chơi, và giải phóng khỏi sự lệ thuộc vào Lionel Messi.

Trận thắng Villarreal cho thấy Messi vẫn là một phần quan trọng của Barca, nhưng không còn là nhân tố quyết định lối chơi của đội trên sân. Ảnh: FCB

Trận thắng Villarreal cho thấy Messi vẫn là một phần quan trọng của Barca, nhưng không còn là nhân tố quyết định lối chơi của đội trên sân. Ảnh: FCB

Trong 20 phút đầu trận đấu gặp Villarreal, Messi chỉ chạm bóng đúng sáu lần, nhưng Barca vẫn ghi 2 bàn nhờ cú đúp của ngôi sao trẻ Ansu Fati, sau các đường kiến tạo của Jordi Alba và Coutinho. Triều đại của Ronald Koeman đã khởi đầu khác biệt so với ít nhất ba người tiền nhiệm là Luis Enrique, Ernesto Valverde và Quique Setien. Trong cả ba thời kì đó, Messi đều là người ghi bàn thắng đầu tiên.

Nếu xem kỹ lại hai pha làm bàn của Fati, thì có thể thấy Messi đã mừng hụt ít nhất một lần trong bàn thắng đầu tiên. Khi Alba nhận bóng ở đáy biên, cả Fati lẫn Messi đều di chuyển tiến lại gần và xin bóng. Alba đã không chuyền cho Messi, ở phía sau Fati chỉ vài bước chân. Khi người đàn em đệm bóng tung lưới thủ môn Asenjo để mở tỉ số trận đấu, Messi nhảy nhẹ lên như một phản xạ khi thực hiện cú sút. Cũng có thể, anh không thoải mái với đường chuyền của đồng đội.

Cú đúp của Ansu Fati

Messi không tham gia vào cả hai tình huống làm bàn của Fati trước Villarreal.

Theo Opta, cả trận, Messi chỉ có 54 đường chuyền, kém xa người dẫn đầu Frenkie De Jong (74) và ba cầu thủ khác là Alba (73), Gerard Pique (69) và Sergio Busquets (60). Coutinho mang áo số 14, thực chất được thi đấu tự do ở vị trí số 10, đóng vai trò tổ chức lối chơi cho CLB, cũng chuyền bóng 44 lần, chỉ kém Messi một chút, dù đá ít hơn người đồng đội 20 phút.

Trên lý thuyết, HLV Koeman bố trí Messi đá cao nhất trên hàng công ở vai trò số 9 ảo, với bộ ba phía sau là Fati, Coutinho và Antoine Griezmann, nhưng Messi hoạt động rộng và thường xuyên chơi thấp hơn ba cầu thủ này. Bản đồ nhiệt cho thấy, cầu thủ người Argentina xuất hiện nhiều nhất ở vị trí sau lưng Griezmann, chếch về cánh phải. Messi vẫn tham gia vào việc mở ra các pha tấn công, nhưng không còn là người thực hiện cả công đoạn châm ngòi - dứt điểm như thường thấy ở các thời kì trước. Rất thường xuyên, Messi tìm cách lẻn vào khu vực cấm địa đối thủ để tìm kiếm cơ hội dứt điểm.

Đây là một điểm nổi bật trong ý tưởng mà Koeman tuyên bố khi nhận lời dẫn dắt Barca. Bên ngoài sân bóng, Messi không còn đặc quyền được tập luyện, nghỉ ngơi như yêu cầu của cá nhân, mà phải tuân theo giáo án chung của ban huấn luyện. Trên sân, số 10 vẫn mang băng đội trưởng, và là thủ lĩnh lối chơi, nhưng không còn là trung tâm mọi đường bóng như trước. Những động thái đó cho thấy Koeman muốn Messi được cởi trói trách nhiệm, phá bỏ tình trạng cả đội bóng lệ thuộc quá đáng vào anh như trước đây.

Koeman đang từng bước áp đặt triết lý bóng đá mới của ông cho Barca. Ảnh: FCB

Koeman đang từng bước áp đặt triết lý bóng đá mới của ông cho Barca. Ảnh: FCB

Koeman được chọn vì từng là cựu cầu thủ Barca. Ông được cho là hiểu phong cách Barca. Nhưng cựu trung vệ người Hà Lan này cũng đã rời Barca 25 năm từ thời làm cầu thủ, và 20 năm tính từ giai đoạn làm trợ lý của Louis van Gaal.

Koeman đã bôn ba ở các CLB Vitesse Arnhem, Ajax, Benfica, PSV Eindhoven, Valencia, AZ Alkmaar, Feyenoord, Southampton, Everton và đội truyển Hà Lan. Koeman có thể hiểu Barca, nhưng ông đủ trải nghiệm để không bị trói buộc tư duy vào một lối mòn, để phải lệ thuộc vào một cá nhân nào, kể cả người đó là Messi.

Triệt tiêu ám ảnh Pep Guardiola

Chọn Koeman cũng là một phần trong hành trình giúp Barca xóa bỏ dần ám ảnh với thứ bóng đá của Pep Guardiola. Cách Barca cố gắng pressing rát và chơi đa dạng hơn dưới thời tân HLV người Hà Lan là một nỗ lực trong việc giúp đội bóng thoát khỏi thứ bóng đá của Guardiola, vốn mang về biết bao thành công, nhưng rồi quay lại ám ảnh CLB suốt nhiều năm qua.

Guardiola làm nặng nề thêm tư tưởng "Barca là phải đá thế này, thế kia..." khiến các đời HLV về sau luôn bị so sánh, dù thực chất lực lượng cầu thủ mỗi thời kì mỗi khác. Barca của hiện tại cũng không còn là kỷ nguyên của những Xavi và Iniesta.

Bàn thắng thứ hai của Fati là minh chứng cho lối chơi trực diện hơn mà Barca theo đuổi với Koeman.

Bàn thắng thứ hai của Fati là minh chứng cho lối chơi trực diện hơn mà Barca theo đuổi với Koeman.

Lịch sử chứng minh rằng, thứ bóng đá của Barca, dù dựa trên nền tảng kiểm soát bóng và sơ đồ gốc 4-3-3, phát triển rất đa dạng và linh hoạt, thay vì chỉ dựa vào một lối mòn nào đó.

Như chuyên gia chiến thuật Michael Cox chia sẻ, khi đưa Barca và chung kết cúp C1 1986, HLV Terry Venables từng sử dụng sơ đồ 4-4-2, với hàng thủ chắc chắn và tuyến giữa toàn các công nhân. Bất chấp điều đó, người Catalan vẫn không tẩy chay đội bóng của họ.

Đấy là chưa kể Barca trở thành nạn nhân cho thành công của chính họ, khi ngày nay, phần lớn các đội hàng đầu đều nói về lối chơi kiểm soát bóng với hàng thủ dâng cao. Ngay cả một đội không hề có truyền thống với lối chơi này như Juventus cũng muốn đá đẹp hơn với Maurizio Sarri.

Barca kiểu Guardiola cũng đã trở nên lạc hậu, mà trận thua Bayern 2-8 ở Champions League mùa trước là ví dụ. Chính Bayern từng lĩnh hội triết lý bóng đá của Guardiola, nhưng sau đó phát triển thành thứ bóng đá trực diện hợp thời hơn. Liverpool của Klopp cũng là một đại diện tiêu biểu.

Sử dụng Messi theo cách hợp lý hơn là một bước đi của Koeman trong nỗ lực phục hưng Barca.

Sử dụng Messi theo cách hợp lý hơn là một bước đi của Koeman trong nỗ lực phục hưng Barca.

Đẩy Luis Suarez sang Atletico Madrid là một nỗ lực làm trong sạch phòng thay đồ, tạo không gian cho những cầu thủ trẻ như Ansu Fati phát triển và mở đường cho một tư duy bóng đá mới của Koeman. Những gì diễn ra trước Vilalrreal cho thấy Koeman đang cố gắng trừ khử chủ nghĩa cá nhân ở Barca và sẽ trả tự do cho Messi trở về với đúng thứ bóng đá mà anh thích nhất.

Khi được rũ bỏ gánh nặng trách nhiệm trên vai, rất có thể, Messi sẽ còn xuất sắc hơn.

Đỗ Hiếu

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :