Thứ Tư, 1 tháng 7, 2020

HAGL, Hà Nội và rủi ro từ thể thức mới

Việc V-League 2020 chia hai giai đoạn, đấu play-off tranh vô địch và trụ hạng, tiềm ẩn nguy cơ lớn cho HAGL và ĐKVĐ Hà Nội.

HAGL (áo trắng) sẽ khó chơi với tâm thế đá đẹp, thua cũng được như các mùa trước, khi thể thức mới khiến các đối thủ của họ phải đá chết bỏ ở cả hai giai đoạn. Ảnh: Lâm Thỏa.

HAGL (áo trắng) sẽ khó chơi với tâm thế "đá đẹp, thua cũng được" như các mùa trước, khi thể thức mới khiến các đối thủ của họ phải đá chết bỏ ở cả hai giai đoạn. Ảnh: Lâm Thỏa.

Năm năm trước, nếu HAGL xuống hạng sẽ chẳng ai bất ngờ. Còn hiện nay, điều đó, nếu xảy ra, sẽ là một cú sốc. Nhưng thực tế cho thấy khả năng kịch bản này xảy ra cao hơn cả 5 năm trước, nếu đội bóng của bầu Đức không thích ứng kịp với thể thức hai giai đoạn.

Từ khi đưa lứa U19 lên đá V-League 2015, có đến ba mùa, HAGL chỉ trụ hạng nhờ thành tích trong khoảng sáu vòng cuối. Trong năm mùa giải mà lứa Tuấn Anh, Xuân Trường... đã chơi, có đến bốn mùa, số điểm của giai đoạn một chỉ chiếm chưa đến 40% tổng mùa. Như mùa đầu tiên họ đá V-League, qua 13 trận giai đoạn một, HAGL chỉ giành điểm, nhưng cuối giải, họ lại đạt 24 điểm - hơn đội chót bảng Đồng Nai chỉ ba điểm nhờ thắng trận đối đầu trực tiếp và trụ hạng thành công.

Trong 5 vòng cuối mùa đó, sau khi thay HLV người Pháp Guillaume Graechen bằng cựu thủ môn Nguyễn Quốc Tuấn, HAGL thắng đến ba, hòa một, kiếm nhiều điểm còn hơn toàn bộ giai đoạn một. Ở mùa 2016, điểm số khi hết giai đoạn một và giai đoạn hai của họ lần lượt là 13-30, mùa 2017 là 14-30 và mùa 2019 là 15-35. Chỉ duy nhất mùa 2018, họ đá lượt đi được 17 điểm, trong khi toàn mùa là 31 điểm. Đó là lúc Công Phượng đang còn khoác áo HAGL, trước khi sang Hàn Quốc và Bỉ.

Cũng vì các thành tích như trên, HAGL không được xem là đội mạnh. Thông thường, các đội có thực lực chơi tốt ở giai đoạn một, tích đủ điểm trụ hạng để lượt về thong thả "nhả điểm giữ quan hệ". Còn HAGL mùa nào cũng phải gồng sức suốt 26 vòng đấu - quá nhọc nhằn, cần có một thêm may mắn.

Bên cạnh việc HAGL thường "thay tướng để đổi vận" ở giai đoạn hai, thì thể thức thi đấu cũ - đá vòng tròn hai lượt - thường xuất hiện những lợi thế nhất định cho các đội bóng có lối chơi một chiều như HAGL. Vì đến ít vòng cuối, khi đã đủ điểm trụ hạng, các đội khác sẽ chơi thoải mái, không đủ máu ăn thua giúp cho HAGL dễ chơi thứ bóng đá quen thuộc. Hơn nữa, quan hệ của HAGL trong suốt 18 năm đá V-League ít nhiều cũng khiến họ được "nể nang" khi gặp một đối thủ không còn động lực thi đấu. Vì thế, HAGL bị xem là chưa đủ thực lực để quyết định vị trí của họ tại V-League.

Mùa này, nếu nhìn qua bay vòng đầu tiên, cùng với thể thức thi đấu mới của V-League 2020, bối cảnh của HAGL không còn như trước. Họ không thể chơi tốt khi gặp những đội đá phòng ngự chiều sâu như Sài Gòn, hay quá rắn như Hải Phòng. Từ nay đến cuối giai đoạn một, HAGL còn ba trận sân nhà, lần lượt đối đầu Hà Tĩnh, Quảng Nam và TP HCM. Theo bảng điểm hiện nay, để vào được 8 đội đứng đầu ở giai đoạn hai, HAGL cần có ít nhất ba trận thắng, điều khó thực hiện. Nên nhiều khả năng, như bốn trong năm mùa đã qua (trừ mùa 2018), HAGL mùa này vẫn sẽ rơi vào nhóm 6 đội tranh vé trụ hạng khi hết giai đoạn một.

Rắc rối bắt đầu từ đây. Thể thức thi đấu của V-League 2020 sẽ triệt tiêu nhiều các trận đấu vô thưởng – vô phạt. Vì thế, sang giai đoạn hai, trận nào HAGL cũng phải đá với các đội cùng cảnh ngộ. Đa số đội bóng ấy không bao giờ chọn lối chơi tấn công hồn nhiên như HAGL. Họ sẽ thực dụng nhiều hơn nữa, phá lối chơi bằng cách đá rắn nhiều hơn nữa. Sẽ không có chuyện sáu vòng cuối sẽ nhẹ nhàng, dễ tính toán như cách HAGL đã quen suốt 5 mùa trước.

Nếu như bảng xếp hạng cuối giai đoạn một giống hiện tại, thì HAGL càng rặp rắc rối lớn. Ba trong số sáu đội đứng cuối có liên quan đến bầu Hiển, gồm Đà Nẵng, Hà Tĩnh và Quảng Nam. Gỉa sử mối quan hệ này là có thật, sẽ khó có chuyện họ "lỏng chân" cho HAGL? Nói đội bóng của bầu Đức có thể rớt hạng ở mùa giải tưởng chừng là họ mạnh nhất, là vì thế. Tất nhiên, kịch bản này sẽ chỉ xảy ra nếu bảng điểm không biến động trong 6 vòng đấu nữa.

Khác biệt về thể thức mùa này không chỉ ảnh hưởng đến HAGL, mà còn đảo lộn cả cuộc đua vô địch vốn theo lối mòn nhiều năm qua vì tầm ảnh hưởng của các đội bóng được cho là của . Đây cũng chính là điểm thú vị, hấp dẫn của thể thức thi đấu lần đầu tiên áp dụng tại V-League, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.

Hà Nội sẽ nhận được ít sự hỗ trợ hơn từ các đội bóng trong hệ sinh thái bầu Hiển như khi đua vô địch các mùa trước. Ảnh: Lâm Thỏa.

Hà Nội sẽ nhận được ít sự hỗ trợ hơn từ các đội bóng trong "hệ sinh thái" bầu Hiển như khi đua vô địch các mùa trước. Ảnh: Lâm Thỏa.

Theo tình hình hiện tại, dù Hà Nội có kịp lấy lại phong độ để lọt vào top 8 đội tranh vô địch ở giai đoạn hai, mối quan hệ "5 đánh 1" của họ cũng không còn. Đội bóng từng nằm trong nhóm này là Sài Gòn FC vừa hạ Hà Nội 1-0 để vươn lên nhì bảng, bám sát kình địch cùng địa phương là TPHCM. Như vậy, thay vì có sự hỗ trợ từ Sài Gòn FC như trước đây, sắp đến, có khi Hà Nội còn bị "quây" bởi 2 đội bóng Sài Gòn. Dựa trên phong độ hiện tại, nhờ thể thức thi đấu mới mà câu chuyện "5 ông ốm đánh 1 ông mập" sang giai đoạn hai sẽ chỉ còn "2 đánh 1". Điều đó ít nhiều cũng tạo ra sự công bằng, tăng thêm cơ hội vô địch cho các đội vốn nhiều lần "khóc hận" vì Hà Nội như TP HCM, Thanh Hóa, Bình Dương...

Tất nhiên mọi việc đều có hai mặt. Nếu mối quan hệ ấy bị gãy đôi do thể thức mới, khiến Hà Nội không còn dễ dàng để vô địch ở nhóm trên, thì tại nhóm dưới, nó có thể gây thiệt thòi cho những đội như HAGL khi họ rơi vào thế "1 chọi 3" để trụ hạng. Dựa trên 7 vòng đã qua, điều này rất dễ xảy ra, khi tân binh Hà Tĩnh và Quảng Nam chưa đủ lực để vào top 8, nhưng đủ sức hạ HAGL trong các trận đấu kiểu "xanh chín".

Tác động của thể thức mới là không thể phủ nhận. Nó khiến cho trình độ các đội bóng được kéo lại gần nhau rất đáng kể nhờ nổ lực tự cứu của các đội. Như Nam Định, trong 5 trận thua, có đến 3 trận họ kém may mắn, thua cách biệt một bàn. Chỉ cần đổi HLV, họ ngay lập tức thắng đậm SLNA 3-0, nên dù đang đứng áp chót, họ không hẳn là đội yếu. Tân binh Hà Tĩnh sở hữu dàn cầu thủ trẻ, non kinh nghiệm, nhưng từ khi V-League trở lại sau dịch, họ đang có thành tích bất bại trên mọi đấu trường. Ở chiều ngược lại, Viettel, dù được đầu tư dàn tuyển thủ quốc gia chất lượng, đã hòa hai và thua hai. Kinh nghiệm như Than Quảng Ninh và Đà Nẵng hiện vẫn đứng giữa bảng xếp hạng...

Nhờ thể thức thi đấu mới mà cho dù V-League chưa quá hay, thì phần kịch tính, hấp dẫn vẫn vượt trội so với các mùa giải trước. Nó khiến ngai vàng của Hà Nội FC rung rinh, còn HAGL thì cũng không thể giữ được sự bình thản với phương châm "đá đẹp, rồi thua cũng được" như trước.

Song Việt

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :