Thứ Tư, 27 tháng 5, 2020

Quả Bóng Vàng - món quà của sự nghiệp cầu thủ Việt Nam

Đỗ Hùng Dũng đoạt Quả Bóng Vàng 2019 là tin vui cho anh cũng như chính giải thưởng đã 23 năm tuổi này. Rất lâu rồi, yếu tố chuyên môn mới chiếm ưu thế một cách rõ rệt.

Hùng Dũng nhận danh hiệu Quả Bóng Vàng từ tay HLV Park Hang-seo tối 26/5. Ảnh: Đức Đồng.

Hùng Dũng nhận danh hiệu Quả Bóng Vàng từ tay HLV Park Hang-seo tối 26/5. Ảnh: Đức Đồng.

Lần gần nhất một cầu thủ được đánh giá cao về chuyên môn giành chiến thắng trước một "hotboy" là kỳ trao giải 2008. Lúc đó, cầu thủ ghi bàn thắng vàng đưa , tiền đạo chỉ về thứ ba, xếp sau hai cầu thủ ở hàng phòng ngự là thủ môn và trung vệ . Lúc đó, Công Vinh đã là một "thương hiệu" với ba lần đoạt Quả Bóng Vàng (2004, 2006, 2007), được truyền thông săn đón - nhất là sau hợp đồng "bom tấn" từ SLNA ra Hà Nội T&T. Tuy nhiên, các lá phiếu đã có lý khi ghi nhận những đóng góp thầm lặng nhưng cực kỳ quan trọng của hàng phòng ngự đội tuyển Việt Nam lúc ấy. Điều tương tự đã xảy ra ở kỳ trao giải 2019. Ngôi sao thầm lặng , người có vô số lợi thế về tài năng, sự nổi tiếng và sức hút của tuổi tác.

Quả Bóng Vàng Việt Nam là một giải thưởng rất phức tạp về mặt cơ cấu. Có hai đối tượng được mời tham gia bỏ phiếu: một nửa là các phóng viên viết mảng thể thao của các tờ báo chính thức, và nửa còn lại gọi chung là chuyên gia, bao gồm HLV của các đội V-League, hạng Nhất cùng những quan chức trong bộ máy điều hành nền bóng đá. Đối tượng tham gia bầu chọn như thế là quá đa dạng, vậy mà ban tổ chức càng làm cho mọi chuyện phức tạp hơn khi phát sinh thêm nhiều hạng mục mới như futsal, cầu thủ trẻ... Từ lúc ban đầu, chỉ bầu ba cầu thủ nam xuất sắc, bây giờ số mục giải thưởng đã lên đến 11, khiến chất lượng của cuộc bầu chọn bị đặt dấu hỏi. Làm thế nào để HLV của CLB tại V-League có thể bầu chọn cầu thủ futsal hay bóng đá nữ? Các HLV của CLB cũng thường có xu hướng bầu cho "gà nhà". Không phải tự nhiên mà giải thưởng danh giá nhất của thế giới là Quả Bóng Vàng châu Âu chỉ dành cho các nhà báo chuyên viết về bóng đá của những tờ báo cũng chuyên sâu về bóng đá châu Âu. Điều này sẽ giúp cho kết quả bầu chọn vừa có sự chính xác tương đối về chuyên môn, vừa bao quát được nhiều hơn so với những HLV, chuyên gia không có thời gian để theo dõi hoạt động bóng đá.

Bất cập trong cơ cấu người bầu chọn dẫn đến việc cầu thủ nào tỏa sáng ở màu áo đội tuyển quốc gia sẽ được ưu ái, vì khi đội tuyển thi đấu, ai cũng có thể theo dõi. Vì điều này, một số năm, kết quả không phản ảnh được trọn vẹn yếu tố chuyên môn. Như hai lần "sóc nhỏ" Phạm Thành Lương đoạt Quả Bóng Vàng (2009, 2011), khi anh đang khoác áo đội bóng mà về lý thuyết là lúc đó đang chơi ở giải hạng Nhất (Hà Nội ACB), chất lượng chuyên môn làm sao có thể đặt cạnh V-League? Thành Lương là một cầu thủ giỏi, nhưng việc anh trở thành cầu thủ số một quốc gia chỉ nhờ nổi bật trong một vài trận đấu ở đội U23 rõ ràng là bất hợp lý. Điều này vô tình làm cho các cầu thủ có cống hiến nhiều hơn trong màu áo CLB suốt cả mùa giải bị thiệt thòi. Năm 2006, Nguyễn Minh Phương chiếm đến một nửa sức mạnh của Đồng Tâm Long An vô địch V-League nhưng ngậm ngùi xếp sau "hotboy" khi đó là Lê Công Vinh. Năm kế tiếp, Minh Phương vẫn thua Công Vinh, để đến ba năm sau mới đăng quang Quả Bóng Vàng khi 31 tuổi. Nhìn chung, những kết quả thiếu thuyết phục chủ yếu xảy ra trong hơn 10 năm trở lại đây, khi các mục giải thưởng ngày càng nhiều hơn, còn chất lượng người tham gia bầu chọn thì giảm đi, khiến cho đôi khi có cảm giác kết quả bầu chọn chẳng khác mấy so với cách đánh giá của người hâm mộ, không tạo ra nét đặc thù mang tính chuyên môn.

Nhưng, ngoài việc "tự làm khó mình" của các nhà tổ chức, xét về mặt giá trị, Quả Bóng Vàng vẫn là một giải thưởng có tính độc lập và cần thiết. Với cá nhân một vài cầu thủ, danh hiệu này là thứ duy nhất giữ sự nghiệp của họ ở lại trong lịch sử bóng đá Việt Nam.

Sau vụ tiêu cực tại SEA Games 2005, dư luận đã đặt vấn đề xóa bỏ danh hiệu Quả Bóng Vàng 2003 của "cậu bé vàng" Phạm Văn Quyến. Tuy nhiên, những nhà tổ chức đã dũng cảm chấp nhận để giải thưởng có khiếm khyết chứ không làm động tác phủ nhận tài năng và những đóng góp đặc biệt của Văn Quyến trong suốt năm 2003. Mười lăm năm sau, Văn Quyến đã trở lại đóng góp cho bóng đá, làm HLV của đội trẻ Nghệ An. Sự nghiệp của anh, ngoại trừ những đóng góp thiết thực vào chiếc Cup Quốc gia năm 2013 ở Ninh Bình, Quả Bóng Vàng có thể là mỏ neo để Văn Quyến không rời xa bóng đá. Và biết đâu, chính danh hiệu trong quá khứ ấy sẽ còn giúp anh có thêm những đóng góp khác sau này.

Văn Quyến là một trong những trường hợp hiếm hoi có khả năng hủy bỏ sự nghiệp bóng đá trong số những tài năng từng được vinh danh. Sau 23 kỳ trao giải, với hạng chục cái tên khác nhau, tính đến nay gần như tất cả đều gắn bó với bóng đá tương đối thành công. Đây là yếu tố thầm lặng nhưng có giá trị cao nhất của danh hiệu Quả Bóng Vàng.

Dù càng về sau, những tranh cãi xung quanh kết quả bầu chọn ngày càng nhiều hơn do sự góp mặt của mạng xã hội, nhưng hầu hết những người từng được vinh danh đều là những tài năng lớn của bóng đá nước nhà. Nghĩa là, họ xứng đáng được tôn vinh. Khoảng 75% cầu thủ từng vào top 3 bây giờ là HLV ở trình độ V-League và đội tuyển quốc gia, phần còn lại, đang làm công tác đào tạo bóng đá trẻ. Dàn Quả Bóng Vàng của môn bóng đá nữ thậm chí còn đóng góp nhiều hơn, cả về sức lực lẫn tinh thần để duy trì niềm đam mê cho các thế hệ sau này. Có lẽ vì vậy, theo tiết lộ từ các nhà tổ chức, khi mời các cựu Quả Bóng Vàng đến tham gia lễ trao giải, tất cả đều nhiệt tình góp mặt. 

Chiến thắng của Đỗ Hùng Dũng năm 2019 cũng phần nào thể hiện được giá trị ấy. có thể thiếu Quang Hải nhưng sẽ là câu chuyện khác nếu U22 không có Đỗ Hùng Dũng. Ngôi sao công chúng Quang Hải có thể khiến mối quan tâm dành cho bóng đá Việt Nam nhiều hơn nhưng những chiến thắng trên sân cỏ thì không thể giành được nếu thiếu những cầu thủ thầm lặng như Hùng Dũng, như Trọng Hoàng. Tôn vinh họ là điều cần phải làm, để tạo động lực cho nhiều người thầm lặng khác. Tất nhiên, nếu không có mặt ở SEA Games, chưa chắc Hùng Dũng hay Trọng Hoàng đã vào top 3, nhưng kể cả khi điều đó xảy ra, chính sự khao khát được vinh danh ở Quả Bóng Vàng cũng sẽ giúp họ gìn giữ phong độ để chờ đến thời điểm được ghi nhận. Những Nguyễn Anh Đức, Nguyễn Minh Phương, Huỳnh Quốc Anh, Võ Văn Hạnh... đều từng phải đợi đến tuổi 30 mới đăng quang. Vì vậy, Quả Bóng Vàng Việt Nam là một món quà để sự nghiệp của họ đáng nhớ hơn.

Song Việt

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :