Cựu cầu thủ Man Utd nhìn thấy nhiều điểm tương đồng giữa HLV đương nhiệm Solskjaer và huyền thoại Alex Ferguson tại Old Trafford.
"Khi tôi gia nhập Man Utd, đội bóng cũng đang trong giai đoạn chuyển tiếp như bây giờ. Có nhiều điểm tương đồng giữa công việc của Ole Gunnar Solskjaer lúc này và Alex Ferguson trước đây", Viv Anderson chia sẻ. "Thời Ferguson, thương hiệu Man Utd đủ để hấp dẫn các cầu thủ, còn hiện tại sức hấp dẫn của bóng đá hoàn toàn dựa vào Champions League. Nếu không được dự Champions League, Man Utd rất khó thu hút cầu thủ".
Solskjaer khởi đầu tốt tại Man Utd nhưng phong độ của CLB suy giảm kể từ khi ông ký hợp đồng chính thức. Ảnh: AFP. |
từ cuối tháng 12/2018, thay thế Jose Mourinho. Ông khởi đầu tốt, với chuỗi tám trận thắng, đồng thời giúp "Quỷ đỏ" vượt qua PSG ở vòng 1/8 Champions League. Tuy nhiên, sau khi ký hợp đồng chính thức, phép màu của Solskjaer biến mất. Chủ sân Old Trafford thi đấu sa sút và không có vé dự Champions League mùa 2019-2020.
Khởi đầu mùa giải mới bằng , nhưng Man Utd không duy trì được phong độ. Họ đã rơi xuống giữa bảng điểm, và sẽ tiếp đón Arsenal ở trận đấu muộn vòng 7 giải Ngoại hạng Anh vào tối thứ Hai 30/9. Nếu không thể cải thiện màn trình diễn trên sân, HLV người Na Uy có nguy cơ bị sa thải.
"Thời Ferguson trước đây và Solskjaer bây giờ khác hẳn nhau. Công việc hiện tại bị soi mói nhiều hơn. Tuy nhiên, tôi biết Solskjaer đã có một công việc tuyệt vời. Cậu ấy ý thức được điều ấy ngay khi nhận việc", Anderson nói tiếp. "Solskjaer đã chi số tiền kỷ lục cho trung vệ Harry Maguire, nhưng vẫn cần nhiều gương mặt hơn nữa. Để vực dậy Man Utd, Solskjaer cần ít nhất bốn hoặc năm cầu thủ mới".
Viv Anderson trong màu áo Man Utd cuối thập niên 1980. Ảnh: EMPICS. |
Viv Anderson, 63 tuổi, từng là một cựu hậu vệ tuyển Anh. Ông là chữ ký đầu tiên của Alex Ferguson ở Man Utd, khi chấp nhận rời Arsenal vào hè 1987. Anderson cống hiến bốn năm cho "Quỷ đỏ", và cùng chủ sân Old Trafford đoạt Cup FA 1990.
Tháng 1/2000, Anderson được phong huân chương MBE (Thành viên đế chế Anh), cấp thấp nhất trong năm huân chương của hệ thống phong tặng tước hiệu của Hoàng gia Anh. Ông thầy Ferguson hai lần được phong huân chương, vào năm 1985 và 1995. Cấp cao nhất của cựu HLV người Scotland là huân chương CBE (Chỉ huy đế chế Anh). Trước đó, ông được phong huân chương ODE (Sĩ quan đế chế Anh). Cả hai đều cao hơn MBE.
Thắng Nguyễn (theo The Sun)