Sài Gòn FC một lần nữa biến động ở thượng tầng bằng việc thay chủ tịch CLB. Chưa biết đội bóng này có khác hay không, nhưng nhiều người đã phải chép miệng than rằng: Khổ vì…được yêu.
1. Sau những đồn đoán thì sự thay đổi lớn ở Sài Gòn FC rốt cuộc cũng xảy ra khi đội bóng này công bố chuyển giao chiếc ghế chủ tịch CLB cho người mới.
Sự việc diễn ra ngay vào chiều 30/8 giữa thời điểm người hâm mộ bóng đá Việt Nam nói chung và thành phố đông dân nhất cả nước nói riêng đang hướng về kết quả bốc thăm AFF Cup 2022 nên cuộc chuyển giao tương đối lặng lẽ.
Tân chủ tịch Sài Gòn FC là ông Nguyễn Thái Phiên - Phó TGĐ NovaGroup, một doanh nghiệp về bất động sản lớn nhận nhiệm vụ thay người tiền nhiệm Trần Hoà Bình trong việc vực dậy đội nhà ở V-League 2022.
2. Nhìn bóng đá Sài Gòn, cụ thể là Sài Gòn FC tưởng vượng lắm khi hết ông chủ này đi đã có người khác, tập đoàn lớn đến để chăm lo hay đầu tư.
Nhưng thực tế chưa chắc đã là như vậy nếu nhìn vào số phận cái tên được coi như một trong những đại diện của bóng đá Sài thành kể từ khi xuất hiện ở thành phố đông dân, giàu có nhất cả nước.
Bỏ qua những gì xảy ra trước đây, tính từ thời điểm ông Trần Hoà Bình trở thành người đứng đầu Sài Gòn FC đội bóng này có vẻ như không thật ổn, dù trước và cho tới lúc rời ghế nóng những tuyên bố của cựu chủ tịch CLB này rất vĩ mô.
Thành tích đi xuống, biến động lớn về nhân sự (từng chia tay gần hết danh sách sau mùa giải 2020 cán đích ở vị trí thứ 3 V-League) đến băng ghế huấn luyện khiến Sài Gòn FC còn rất ít sự ủng hộ của người Sài thành.
Mùa này, vị trí mà Sài Gòn FC đang đứng vẫn chót bảng, đồng thời đứng trước nguy cơ trở lại giải hạng Nhất sau 7 mùa lên chơi tại V-League.
3. Sài Gòn FC có xuống hạng hay không thì còn phải xem. Nhưng với những gì đã diễn ra thì dường như sự tồn tại của đội bóng này phụ thuộc vào quyền lợi nhận được từ những ông chủ đầu tư hơn là vì sự phát triển, đại diện cho bóng đá đỉnh cao tại thành phố giàu có nhất cả nước.
Nhìn V-League ai cũng thấy các đội bóng sống nhờ vào hầu bao của nhà đầu tư, túi tiền các ông bầu hơn là tự tồn tại. Và Sài Gòn FC không là ngoại lệ.
Tuy nhiên, có cảm giác Sài Gòn FC được coi như con tin hay mồi câu để bắt cá lớn, thay vì chăm bẵm trở thành món ăn tinh thần, đội bóng mạnh, giàu bản sắc...
Những gì ở riêng Sài Gòn FC không phải mới mẻ với ai yêu bóng đá thành phố, bởi trước đó hàng loạt câu chuyện, đội bóng từng xảy ra tương tự. Vậy nên, Sài Gòn FC có khởi sắc sau cuộc chuyển giao hay hợp tác mới này hay không, thời gian sẽ trả lời tất cả.
AnhBị chủ nhà West Ham cầm hoà 1-1, Tottenham bị đội đầu bảng Arsenal bỏ cách bốn điểm sau vòng năm Ngoại hạng Anh tối 31/8.
Dẫn bàn nhờ cú đá phản lưới của Thilo Kehrer, nhưng Tottenham không thể bảo toàn lợi thế đến hết trận. Tuyệt phẩm phối hợp ở phút 55, giúp West Ham giữ lại một điểm trên sân Olympic. Thậm chí nếu may mắn hơn, thầy trò David Moyes có thể giành trọn ba điểm.
West Ham không giữ bóng nhiều, nhưng họ dứt điểm hơn Tottenham hai tình huống. Chủ nhà cũng tạo ra cơ hội nguy hiểm đầu tiên khi tiền đạo Michal Antonio sút dội cột dọc.
Hai đội chơi ăn miếng trả miếng, và đến cơ hội ngon ăn tiếp theo của Tottenham, họ đã tận dụng được. Từ đường căng ngang của Harry Kane tới Son Heung-min, trung vệ Kehrer nỗ lực phá bóng nhưng đá về lưới nhà. Nếu không có Kehrer, nhiều khả năng Son đã có thể ghi bàn đầu tiên mùa này. Còn với Kehrer, anh trải qua trận thứ hai liên tiếp đáng quên, sau khi phạm lỗi dẫn tới phạt đền cuối tuần trước gặp Aston Villa.
Cách biệt một bàn vẫn chưa thể đánh gục ý chí của West Ham, khi họ tấn công liên tiếp đầu hiệp hai. Phút 55, tiền đạo Antonio làm tường trong cấm địa rồi đánh gót điệu nghệ cho Tomas Soucek thoát xuống sút căng về góc gần gỡ hoà. Đó mới là bàn đầu tiên của West Ham trên sân nhà mùa này, giúp khán giả vỡ oà.
Hai đội đều có cơ hội trong những phút còn lại nhưng không tận dụng được. Sau khi Harry Kane bỏ lỡ cú vô-lê trong cấm địa, đến lượt hai tân binh West Ham Emerson và Lucas Paqueta nhường nhau không sút trong thế thuận lợi. Trong khoảng 10 phút cuối, chủ nhà liên tiếp hãm thành nhưng không thể ghi thêm bàn.
Tottenham vẫn đứng thứ ba Ngoại hạng Anh với 11 điểm, như họ đã ít hơn đỉnh bảng của Arsenal bốn điểm. Còn West Ham vươn lên thứ 14 với bốn điểm qua năm trận.
Ở vòng sáu ngày 3/9, Tottenham về sân nhà tiếp một đội bóng khác của London là Fulham. Còn West Ham tiếp tục chơi trận derby gặp Chelsea trên sân Stamford Bridge.
Từ "cô gái thép" tới nhà vô địch môn thể thao "điên rồ" nhất thế giới
Deca-Triathlon World Championship 2022 (SwissUltra 2022) diễn ra ở St. Gallen, Thụy Sỹ. Đây là cuộc thi Triathlon (3 môn phối hợp gồm bơi, đạp xe, chạy bộ) được đánh giá là khắc nghiệt bậc nhất hành tinh.
Chuẩn bị cho giải đấu này, Thanh Vũ có nhiều tháng tập luyện gian khổ. Lần đầu tiên đối mặt với thử thách lớn như SwissUltra 2022, cô gái người Hà Nội thừa nhận mình vừa háo hức và cũng có chút lo lắng.
Trước khi thử sức với cuộc thi, Thanh Vũ tìm hiểu rất kỹ về giải đấu để có phương pháp tập luyện phù hợp. Từ việc chuẩn bị đồ ăn, nước uống, quần áo, các thiết bị phụ trợ... đến những mục tiêu phải chinh phục, đều được Thanh Vũ lên phương án một cách tỉ mỉ.
Giải đấu năm nay thu hút 23 VĐV từ khắp nơi trên thế giới, trong đó nội dung cho nữ chỉ có 4 người. Con số trên cũng đã là câu trả lời cho sự khắc nghiệt, thử thách lớn tại SwissUltra 2022.
Thử thách đầu tiên của Thanh Vũ là hoàn thành quãng đường bơi trong bể (dài 50m) lên tới 38km, tương đương 760 lượt. Thanh Vũ bơi cả ngày lẫn đêm trước khi hoàn thành quãng đường này với 22 giờ 14 phút 17 giây. Cô dành 1 giờ 51 phút 24 giây để chợp mắt, lấy lại sức.
Thử thách tiếp theo của Thanh Vũ là đạp xe. Tổng quãng đường phải trải qua của các VĐV là 1.800km, tức là tương đương từ Hà Nội vào... Cần Thơ. Việc phải đạp xe một mình trên một hành trình dài như vậy là thử thách không dễ vượt qua, nhưng Thanh Vũ còn phải chống lại cái lạnh và sương mù dày đặc khiến tầm nhìn dưới 1m.
"Thực sự trải nghiệm này rất đặc biệt. Trong suốt thời gian diễn ra cuộc đua, có nhiều VĐV đến từ nhiều nước khác nhau. Các VĐV thường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và truyền cảm hứng cho nhau. Việc đạp xe ban đêm cũng khiến các VĐV cảm thấy rất buồn ngủ nên mọi người vừa đạp xe vừa trò chuyện cùng nhau", Thanh Vũ chia sẻ.
Cô gái người Việt Nam cần tới 179 giờ 31 phút 49 giây (tương đương với 7,5 ngày) để chinh phục nội dung đạp xe 1.800km. Và thử thách cuối cùng mà Thanh Vũ phải chinh phục là chạy bộ, với chiều dài 422km - tương đương 10 lần một giải marathon thông thường.
Sau gần 14 ngày vừa bơi, đạp xe và chạy, Thanh Vũ là người đầu tiên về đích ở nội dung nữ với 328 giờ 27 phút 55 giây. Về sau Thanh Vũ là VĐV người Pháp, bà Nadine Zacharias, năm nay đã… 60 tuổi.
Cô gái 9X tự hào cầm lá cờ Tổ quốc rồi bật khóc vì hạnh phúc, khi là người Việt Nam đầu tiên chinh phục Deca-Triathlon World Championship và cũng là người Việt Nam đầu tiên bước lên ngôi vị cao nhất.
Yêu hành trình hơn đích đến
Để chinh phục cuộc thi khắc nghiệt nhất thế giới này, Thanh Vũ đã tuân thủ một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt và đặc biệt là phải có ý chí kiên cường bởi những thử thách rất dễ làm bất cứ ai phải buông bỏ.
Cô gái người Việt Nam phải ăn thành nhiều bữa nhỏ khi đang đạp xe, chạy, đồng thời chỉ được ngủ được một giấc ngắn. Thanh Vũ chia sẻ: "Có rất nhiều khó khăn, thậm chí cả hiểm nguy. Cách duy nhất là tận hưởng những điều tồi tệ nhất, yêu hành trình hơn đích đến".
"khi đã trải nghiệm rồi thì thật sự mình cảm thấy mình còn thật bé nhỏ. Tôi hoàn toàn không phải siêu nhân mà chỉ là một người bình thường thôi. Rất nhiều người góp mặt tại giải này đang nắm giữ hoặc vừa phá kỷ lục thế giới ở cự ly họ tham gia.
Thậm chí khoảng 95% người dự SwissUltra 2022 không phải dân chuyên nghiệp và đa số là trung niên trở lên, hơn 60 tuổi cũng có. Khi mình nhập cuộc mới hiểu ý chí của con người thật mạnh mẽ và em nghĩ rằng ai cũng có thể làm được nếu có đủ quyết tâm", Thanh Vũ chia sẻ.
Dù đối mặt với rất nhiều thử thách, thậm chí là nguy hiểm tới cả tính mạng, nhưng 9X người Hà Nội khẳng định mình chưa bao giờ có ý định bỏ cuộc.
"Khát khao của tôi là chinh phục và em muốn nỗ lực đến cùng. Tuy nhiên cũng có những thời điểm tôi cảm thấy gục ngã và rơi vào bế tắc. Đó là khi hai chân chạy huyền thoại Shanda Hill và Rita phải chịu DNF (không hoàn thành) vì chấn thương và lý do sức khỏe. Tôi nhìn thời gian trôi và cảm thấy hoảng, hoài nghi vào khả năng của mình.
Động lực lớn nhất của tôi là mong muốn trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Tôi muốn truyền tải thông điệp không gì là không thể, để mỗi bạn trẻ có đủ can đảm bước tới. Việc trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình là điều mình luôn luôn giữ vững trong lòng.
Tôi hy vọng từ câu chuyện của mình, các bạn trẻ Việt Nam có thể được truyền cảm hứng để vươn xa hơn, bay cao hơn... trở thành niềm tự hào của gia đình, của đất nước", nhà vô địch Swiss Ultra 2022 nói.
Thanh Vũ là ai?
Runner Thanh Vũ có tên thật là Vũ Phương Thanh, sinh năm 1990 tại Hà Nội. Trước khi bén duyên với nghiệp điền kinh năm 2015, Thanh Vũ đã là chuyên viên phân tích tài chính. Thanh Vũ từng chinh phục 4 sa mạc khắc nghiệt nhất thế giới với quãng đường 1.000km. Ngoài ra, cô cũng là MC truyền hình, truyền cảm hứng cho rất nhiều người đam mê bộ môn thể thao phối hợp này.
Rafael Nadal khởi đầu không tốt khi để thua 4-6 ở set ra quân trước Rinky Hijikata, tuy nhiên sau đó hạt giống số 2 ngược dòng thắng 6-2, 6-3 và 6-3 để ghi tên mình vào vòng 2 US Open 2022.
Video Nadal thắng game quyết định, giành vé vào vòng 2 US Open: