Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Cờ vua Việt Nam - nơi thực lực chưa được đánh giá đúng

Có ba thước đo phổ biến để đánh giá nền cờ một nước: dựa vào Elo trung bình, số kỳ thủ có danh hiệu và thành tích thi đấu.

Liên đoàn cờ vua thế giới (FIDE) xếp hạng các nền cờ dựa trên Elo trung bình của 10 kỳ thủ hàng đầu (gọi tắt là Elo trung bình). Việt Nam đang đứng thứ 38 theo bảng điểm tháng 2/2019, với Elo trung bình 2.514. Vị trí cao nhất của Việt Nam là thứ 32, vào tháng 1/2012. Để lập kỷ lục mới theo bảng điểm hiện tại, mỗi kỳ thủ trong top 10 Việt Nam phải có thêm hơn 30 Elo, vượt qua Bulgaria (2.544) ở vị trí 31. Đó là đòi hỏi khó khăn.

Nếu dựa trên số kỳ thủ có danh hiệu, Việt Nam đứng thứ 34 với 151 kiện tướng (Master).  Năm 2017, Trần Tuấn Minh trở thành Đại kiện tướng (Grandmaster - GM) thứ 10 ở Việt Nam. Nhưng con số đó chỉ giúp nền cờ số một Đông Nam Á đứng thứ 42 thế giới.

Việt Nam thường đứng ngoài top 30 thế giới, nhưng ba lần vào top 10 Olympiad cờ vua. Ảnh: BCO.

Việt Nam thường đứng ngoài top 30 thế giới, nhưng ba lần vào top 10 Olympiad cờ vua. Ảnh: BCO.

Từ Elo đến danh hiệu, Việt Nam chỉ đứng trong top 40. Nhưng họ đã ba lần (2008, 2012, 2018) vào top 10 Olympiad cờ vua – giải lớn nhất làng cờ. Thành tích đó giống như việc đội tuyển bóng đá Hàn Quốc (vị trí trung bình là 40 FIFA từ 1993 đến nay) ba lần vào tứ kết World Cup. Có nhiều sai số trong so sánh này, nhưng việc ba lần đạt thành tích cao ở Olympiad cho thấy cờ vua Việt Nam đang ở đâu đó cao hơn thứ tự FIDE.

Hai thước đo đầu về cơ bản không khác nhau nhiều. Để tăng Elo hay đạt danh hiệu cao hơn, kỳ thủ cần thi đấu thường xuyên và có kết quả tốt. Đó là hạn chế ở làng cờ Việt.

Theo thống kê trên Fide.com, lúc này Việt Nam chỉ có ba giải cờ vua thuộc hệ thống FIDE trong năm 2019. Hai trong ba giải là HDBank Master và HDBank Challenger. Đây là hai giải thuộc hệ thống giải cờ vua quốc tế HDBank, được tổ chức lần đầu năm 2011. Bảng Master dành cho kỳ thủ có Elo trên 2.000, còn bảng Challenger dành cho kỳ thủ có Elo dưới 2.100. Còn lại là giải phong trào tính Elo hiếm hoi đang diễn ra tại Hà Nội. Trong nhóm quốc gia đứng thứ 21 đến 40 của FIDE, chỉ có Moldova – đất nước 3,5 triệu dân - ít giải hơn Việt Nam. Một số nước có đến hơn trăm giải như Áo (112), Slovakia (119), Đan Mạch (317) và Italy (700).

Số giải tính Elo hạn chế khiến một số kỳ thủ top 10 không thi đấu thường xuyên. Kể từ tháng 5/2017, GM Từ Hoàng Thông, GM Nguyễn Anh Dũng và Đào Thiên Hải chỉ đánh lần lượt 18, 29 và 31 ván tính Elo, chín trong số đó là ở HDBank Master 2018. Không riêng cựu binh, tình trạng tương tự còn xảy ra với kỳ thủ trẻ hoặc ở độ chín. Trong thời gian đó, Kiện tướng quốc tế (IM) Lê Tuấn Minh và GM Nguyễn Ngọc Trường Sơn chỉ đánh 33 và 40 ván.

Những kỳ thủ trẻ như Lê Tuấn Minh cần được thi đấu nhiều hơn ở những giải như HDBank để cải thiện Elo. 

Những kỳ thủ trẻ như Lê Tuấn Minh cần được thi đấu nhiều hơn ở những giải như HDBank để cải thiện Elo. 

Trung bình, Trường Sơn chỉ đánh hai ván tính Elo mỗi tháng. Tần số đó chưa đủ lớn để cải thiện Elo. Nhưng ở đấu trường Olympiad, kỳ thủ người Kiên Giang lại hai lần đoạt HC vàng cá nhân bàn hai (2014 và 2018). Hiệu quả thi đấu (rating performance) của anh lần lượt là 2.843 và 2.804 – vượt xa Elo thực tế.  Trường Sơn là ví dụ điển hình cho thấy trình độ của kỳ thủ Việt Nam thường cao hơn Elo.

Thành tích quan trọng hơn Elo. Nhưng Elo lại là tiêu chí quan trọng để kỳ thủ được làng cờ thừa nhận, giúp họ dự những giải lớn. Quang Liêm vừa tuột vé dự hệ thống giải Grand Prix 2019 chỉ vì kém Nikita Vitiugov ba điểm Elo trung bình năm 2018. Trường Sơn cũng nỗ lực cải thiện Elo để dự Grand Swiss 2019, quy tụ 100 kỳ thủ hàng đầu. HDBank Master là cơ hội để kỳ thủ 29 tuổi tiến gần mục tiêu. Lê Tuấn Minh hay Nguyễn Anh Khôi cũng cần thi đấu thường xuyên hơn ở những giải tính Elo, để trở thành Đại kiện tướng.

Việc tự bỏ tiền dự những giải mở ngoài nước tương đối khó khăn với các kỳ thủ, nên những giải đấu như HDBank cần được nhân rộng tại Việt Nam.

Xuân Bình

Let's block ads! (Why?)

Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :