Thứ Tư, 2 tháng 1, 2019

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập

Tai nạn thảm khốc xảy đến với những người tài trợ, tham gia đoàn khảo cổ lăng mộ Pharaoh Tutankhamun làm dấy lên nhiều giai thoại, sợ hãi về lời nguyền chết chóc.

Pharaoh Tutankhamun, còn được biết đến với tên gọi Vua Tut, là vị Pharaoh trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại. Ông chào đời vào khoảng năm 1341 trước công nguyên (TCN) ở vùng Ankhetalen (Tell el Amarna thuộc Ai Cập ngày nay).

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập

Sử sách có ghi, Tutankhamun lên ngôi vào năm 1332 TCN khi mới 9 tuổi. Triều đại của ông được đánh giá là thời kỳ hoàng kim, phát triển rực rỡ nhất trong mọi vương triều Pharaoh cổ xưa. Tuy nhiên, vào năm 1323 TCN, lúc vừa tròn 18 tuổi, Vua Tut đột ngột qua đời một cách bí ẩn.

Hàng ngàn năm sau, trong khi hầu hết các lăng mộ cổ ở Ai Cập đã được tìm thấy, cả bọn đào trộm cổ vật lẫn các chuyên gia khảo cổ đều không phát hiện dấu tích về nơi an nghỉ của Vua Tut. Điều này đặc biệt thu hút nhiều sự quan tâm chú ý của nhà khảo cổ Anh Howard Carter.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập

Ông Carter đến Ai Cập lần đầu tiên vào năm 1891, nhưng mãi sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất ông mới chủ trì một cuộc tìm kiếm lăng mộ Vua Tut quy mô lớn. Các nỗ lực cuối cùng cũng đưa nhóm khảo cổ của ông Carter tới được nơi chôn cất bí mật của vị Pharaoh trẻ tuổi, ẩn giấu trong đống đổ nát gần lối vào của lăng mộ Pharaoh Ramses VI trong Thung lũng của các vị vua gần Luxor, Ai Cập.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập

Ngày 26/11/1922, ông Carter và các cộng sự chính thức tìm thấy lăng mộ Vua Tut và vô cùng kinh ngạc khi phát hiện mọi thứ bên trong, bao gồm rất nhiều ngọc ngà, châu báu, vẫn còn nguyên vẹn sau hơn 3.000 năm. Song, mãi hai năm sau, vào ngày 3/1/1924, nhóm khảo cổ của ông Carter mới khám phá ra tài sản giá trị nhất bên trong lăng mộ: một chiếc quách đá chứa quan tài bằng vàng khối đựng xác ướp Vua Tut.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập
Quan tài bằng vàng ròng chứa xác ướp Vua Tut. Ảnh: khanacademy.org

Phát hiện là một bước đột phá trong lĩnh vực khảo cổ học, gây chấn động thế giới lúc bấy giờ. Tuy nhiên, dư luận cũng đặc biệt chú ý đến những tai nạn thảm khốc xảy ra liên tiếp với các thành viên trong đoàn khảo cổ, nhà tài trợ và những người liên quan đến họ. Tất cả làm dấy lên nhiều đồn đoán, hoài nghi và sợ hãi về sự ứng nghiệm lời nguyền trừng phạt của vị Pharaoh trẻ đối với những ai dám xâm phạm nơi yên nghỉ của ông.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập
Chuyên gia khảo cổ Howard cùng một cộng sự đang tìm hiểu bên trong quan tài Vua Tut. Ảnh: khanacademy.org

Các giai thoại kể rằng, Vua Tut đã cho khắc trong lăng mộ của mình những lời cảnh báo, rằng “Kẻ nào dám quấy rối giấc ngủ của Pharaoh, đều phải chết” và “Bất cứ kẻ nào vào mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp chết một con chim”.

Điều kỳ lạ là, vào đúng ngày tìm thấy lăng mộ Vua Tut, James Henry Breasted, một nhà Ai Cập học nổi tiếng tham gia đoàn khảo cổ của ông Howard, khi trở về nhà đã phát hiện con chim hoàng yến của mình bị rắn hổ mang ăn thịt. Với người Ai Cập, rắn hổ mang là biểu tượng cho Hoàng gia. Và người ta tin, con vật đáng sợ này được thả vào nhà ông Breasted nhằm giúp Pharaoh trả đũa kẻ thù.

George Gould, một nhà tài phiệt giàu có người Mỹ cũng phát sốt và ngã bệnh ngay sau khi đến thăm hầm mộ của Vua Tut vào năm 1923. Vài tháng sau, ông qua đời vì viêm phổi.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập
Nhà tài trợ Carnavon (trái) và chuyên gia khảo cổ Howard. Ảnh: Word Press

Không lâu sau đó, nhà quý tộc Carnarvon, "mạnh thường quân" tài trợ cho những nỗ lực khám phá, khai quật lăng mộ Vua Tut, cũng qua đời vì nhiễm trùng máu, bắt nguồn từ việc bị muỗi cắn. Đáng nói, vết muỗi cắn trên mặt Carnavon có vị trí tương ứng với vết thương trên mặt xác ướp vị Pharaon trẻ.

Vào ngày ông Carnarvon mất, mọi ngọn đèn trong nhà riêng của ông ở London, Anh đột nhiên tắt lịm không rõ nguyên nhân. Trong khi đó, con chó cưng của ông không ngừng tru lên đau đớn trước khi tắt thở.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập
Đoàn khảo cổ bên ngoài lăng mộ Vua Tut. Ảnh: smithsonianjourneys.org

Đến năm 1929, Richard Bethell, thư ký riêng của ông Carnarvon và cũng là người thứ hai sau nhà khảo cổ Carter bước vào hầm mộ Vua Tut, được phát hiện chết ngạt đầy bí ẩn trong phòng riêng. Bố của anh ta một thời gian sau cũng tự tử bằng cách nhảy từ trên nhà cao tầng xuống.

Ngoài ra, Archibald Douglas Reid, bác sĩ X-quang chịu trách nhiệm nghiên cứu tìm ra nguyên nhân cái chết của vị vua trẻ, cũng bất ngờ thiệt mạng khi vừa quay về London để bắt đầu quá trình phân tích, xử lý dữ liệu. Trong khi đó, Hugh Evelyn White, một thành viên nhóm khảo cổ, đã tự tử sau khi dùng máu của mình viết dòng tuyệt mệnh: "Tôi đã bị một lời nguyền buộc tôi phải biến mất".

Ngay cả Bruce Ingham, người bạn được chuyên gia khảo cổ Carter tặng cho một chiếc chặn giấy làm từ tay xác ướp có khắc dòng chữ "Kẻ nào dám di dời thân thể ta sẽ bị nguyền rủa. Hắn sẽ đối mặt với lửa, nước và dịch hại" ở cổ tay, đã bị cháy nhà không lâu sau khi nhận được quà. Trong lúc đang được xây dựng lại, tư dinh của ông Ingham một lần nữa bị nước lụt hủy hoại.

Ngày này năm xưa: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh trẻ nhất Ai Cập

Tất cả được tin là nạn nhân của "lời nguyền Tutankhamun". Tuy nhiên, một số nhà khoa học đã lên tiếng phản bác đồn đoán này. Theo lý giải của họ, nguyên nhân dẫn đến những cái chết bất thường của nhiều người tham gia khai quật hoặc thăm lăng mộ Vua Tut là do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm mốc lâu năm hay khí độc hại với nồng độ cao trong môi trường ẩm ướt của hầm mộ.

Hơn thế nữa, chỉ có 8 trường hợp trong số 58 người có mặt vào thời điểm mở nắp quan tài xác ướp, bị chết trong vòng 12 năm sau đó. Bản thân ông Carter, người đứng đầu đoàn khảo cổ và trực tiếp chỉ huy việc khai quật, không nằm trong số các trường hợp tử vong đặc biệt này. Ông qua đời vì ung thư hạch vào năm 1939, thọ 64 tuổi.

Tuấn Anh

Let's block ads! (Why?)



Unknown

About Unknown

Author Description here.. Nulla sagittis convallis. Curabitur consequat. Quisque metus enim, venenatis fermentum, mollis in, porta et, nibh. Duis vulputate elit in elit. Mauris dictum libero id justo.

Subscribe to this Blog via Email :