Hôm nay, Frenkie de Jong sẽ đá trận El Clasico đầu tiên trong đời, nhưng anh đã là hung thần của Real Madrid từ mùa trước.
* Real - Barca: 3h thứ Hai 2/3, giờ Hà Nội.
Năm ngoái, ở vòng 1/8 . Trận lượt về tại Bernabeu, đội bóng Hà Lan thậm chí còn hạ nhục nhà đương kim vô địch bằng thắng lợi 4-1. De Jong là nhạc trưởng của Ajax trong thắng lợi vẻ vang ấy, để rồi thành tích tuyệt vời của đội tại đấu trường này đã chắp cánh cho anh sang Barca. Một giấc mơ của chàng trai trẻ đã thành hiện thực.
De Jong là nguồn cảm hứng lớn giúp Ajax đánh bại Real ở vòng 1/8 Champions League mùa trước. Ảnh: Reuters.
Mỗi buổi sáng, khi bước chân qua cổng sân tập Ciutat Esportiva Joan Gamper của Barcelona, De Jong đều vui vẻ mỉm cười, nụ cười của một người đang dạo bước trên mấy. Anh nói với Simon Kuper, phóng viên của tờ Financial Times: "Đây là cuộc sống mà tôi luôn mong muốn, và tưởng tượng. Ở Barcelona, thời tiết thật tuyệt, các buổi tập thì cực vui. Tôi trân trọng mỗi ngày được đứng cùng sân tập với những cầu thủ tuyệt vời này. Thật phi thường", De Jong nói. Và nụ cười của anh - theo Kuper mô tả - đã thắp sáng cả căn phòng mà họ đang ngồi, dù căn phòng... không có cửa sổ.
Chỉ một năm, De Jong đã tiến một bước dài. Từ chỗ là trụ cột của Ajax, anh trở thành trụ cột của Barca. Mùa này, không cầu thủ nào của Barca, không tính thủ môn Ter Stegen, chơi nhiều hơn tiền vệ 22 tuổi người Hà Lan. Và tối nay, anh hy vọng sẽ góp mặt trong trận El Clasico đầu tiên. Một trận đấu đặc biệt, hơn mọi trận đấu trên đời, một trận đấu có thể định đoạt chức vô địch La Liga vào cuối mùa.
Nếu như bạn chọn một cầu thủ có thể làm những điều điên rồ và mạo hiểm, mà vẫn ngầu bên phía Barca, De Jong là một cái tên không thể bỏ qua. Ngay từ khi còn là một đứa bé chơi bóng trên sân trường, De Jong đã thích mạo hiểm. Cậu thích giữ bóng, thoát truy cản ngay trước khung thành nhà, và thường làm được. Trong lúc các bạn đồng trang lứa đều xí những số áo đẹp, De Jong thì "áo nào cũng được". Trước khi Johan Cruyff nổi tiếng với chiếc áo số 14, có cầu thủ nào thích con số ấy đâu?
De Jong sinh ra trong một ngôi làng ở miền nam Hà Lan, tên gọi Arkel. Cha mẹ đặt cho anh cái tên Frenkie là vì mê ban nhạc Anh Frenkie Goes to Hollywood. Bên cạnh nhạc, gia đình của De Jong tất nhiên cũng mê bóng đá. Ngôi mộ của ông nội còn khắc cả một cái... còi của trọng tài. Tài năng của De Jong phát lộ từ sớm, và cậu bé được tuyển trạch viên của CLB Willem II mời về tập.
Như mọi đứa trẻ Hà Lan, cậu cũng mơ một ngày được khoác áo Barca - CLB của Cruyff, cầu thủ vĩ đại nhất Hà Lan. Trong một tấm ảnh trên Instagram vào năm 2015, chàng thanh niên 18 tuổi De Jong và người bạn gái mỉm cười rất tươi trên khán đài sân Camp Nou. Họ khi ấy chỉ là hai khách du lịch tới đây, mua vé và vào sân xem trận đấu. De Jong nhớ lại: "Tôi nghĩ lúc ấy mình đang trong biên chế Willem II và chuẩn bị sang Ajax để đá cho đội trẻ. Hình như tôi vừa học xong phổ thông thì phải. Chúng tôi đến Barcelona chơi vào cuối tuần, và biết Barca chuẩn bị có một trận đấu trên sân nhà. Khi ấy, tôi đã hy vọng: bốn năm nữa, mình sẽ chơi bóng ở đây".
Sau bốn năm, từ chỗ là khách du lịch đến thăm quan sân Nou Camp, De Jong và bạn gái Mikky trở lại đây, khi tiền vệ người Hà Lan đầu quân cho Barca.
Ước thì ước thế thôi, vì hàng vạn cầu thủ Hà Lan cũng đều mong như thế. Thậm chí không nói ra, nhưng chính De Jong cũng không dám tin là anh sẽ đạt được nguyện ước. Ngày ấy, De Jong còn không tìm được vị trí nơi đội một của Willem II. Các HLV đánh giá rất cao kỹ năng dốc bóng và chuyền bóng của cậu, nhưng thói quen mạo hiểm mọi lúc mọi nơi làm họ lo sợ.
Cựu HLV Ajax, Peter Bosz, kể với hai nhà báo Michiel de Hoog và Pieter Zwart về thời gian De Jong còn đá cho đội dự bị của Ajax. Hôm ấy, đội dự bị đá tập với đội một và De Jong xuất phát ở vị trí trung vệ. Sau khi nhận bóng từ thủ môn của mình, anh dốc bóng vượt qua ba, bốn cầu thủ tấn công của đội một rồi mới chịu chuyền đi.
Peter Bosz đã dặn trước đó với tất cả: phải chơi như thể đấy là một trận đấu nghiêm túc, chứ không phải đá tập. Vậy mà De Jong vẫn thích dốc bóng kiểu ấy. Và ông đã gầm lên: "Mẹ kiếp, Frenk. Cậu không được phép làm thế trong một trận đấu".
De Jong chỉ ngơ ngác hỏi lại: "Tại sao không ạ?"
Hôm ấy De Jong ít ra còn... thảo luận. Nhiều lần được HLV giáo huấn về việc bớt mạo hiểm lại, anh đều gật đầu rồi... vào trận vẫn lừa bóng tỉnh bơ. Đấy là vì anh luôn cảm thấy rất vui khi được chơi bóng. Hãy theo dõi kỹ De Jong trong các trận đấu, khi lừa bóng qua một đối thủ, anh thỉnh thoảng lại nở một nụ cười, và có đôi khi là... cười thành tiếng. "Vì tôi thấy chơi bóng thật vui", anh nói.
Chơi bóng thật vui. Câu nói giản dị ấy phải chăng là lý do mọi cầu thủ đến với bóng đá ngay từ đầu đó sao? Chẳng phải chúng ta yêu mến những Ronaldo "người ngoài hành tinh", Ronaldinho, Kaka, Paul Gascoigne... vì cách họ chơi bóng ánh lên niềm vui đó sao?
De Jong nói: "Mỗi lần về lại Hà Lan thăm em trai và bè bạn, chúng tôi đều chơi bóng. Khi tôi về nhà và có những trận đấu hay trên TV, tôi đều muốn ngồi xem cho hết. Tôi thích nói chuyện về bóng đá. Nhưng thích nhất vẫn là được chơi bóng. Và tôi nghĩ khi người ta xem tôi chơi bóng, họ sẽ thấy rõ là tôi rất vui. Tôi luôn có niềm tin vào cách chơi bóng của mình. Và những người quan trọng nhất với tôi – gia đình, bằng hữu, bạn gái, đại diện - đều nhấn mạnh: hãy luôn vui như thế".
Đến hè 2018, De Jong vẫn chưa phải là cầu thủ chính thức của Ajax, ở một giải Hà Lan bị xem là hạng Nhì của châu Âu. Anh phải xem World Cup qua truyền hình. Và có lẽ chưa một khán giả nào bên ngoài biên giới Hà Lan nghe đến tên anh, trừ những người chơi trò Football Manager. Nhưng chỉ sau một trận đấu ở Paris, mọi thứ vụt thay đổi.
Ngày 9/9/2018, De Jong lần đầu tiên đá trọn vẹn một trận cho đội tuyển quốc gia, đối thủ là nhà vô địch thế giới Pháp. Nghe có vẻ long trọng, vậy liệu anh có bớt mạo hiểm không? Anh nói: "Tôi được gọi lên tuyển vì lối chơi mà mình đã luôn duy trì suốt từ khi còn bé. Vậy tại sao khi đã có mặt trên tuyển, mình lại thay đổi chỉ vì không muốn phạm sai lầm?".
Và thế là tại Paris, De Jong đã chơi bóng theo kiểu của De Jong: nhận bóng, xoay một vòng loại đối thủ đầu tiên, lôi kéo vài đối thủ lao đến mình và ở giây cuối cùng, khi ngỡ như chuẩn bị mất bóng, anh chuyền bóng đúng vào vị trí mà đối thủ vừa lao lên để tranh cướp. Tiền đạo Antoine Griezmann gọi De Jong là đối thủ giỏi nhất mà anh từng đối mặt. Griezmann nói: "Tôi luôn cố gây sức ép lên cậu ấy, nhưng chẳng có tác dụng gì".
De Jong từng khiến các nhà vô địch thế giới Pháp vất vả trong trận đấu tại Paris hôm 9/9/2018. Ảnh: Reuters.
Và sau cái đêm Paris ấy, không một ai dám tưởng tượng đến đội tuyển Hà Lan không có De Jong nữa. Trong suốt nhiều năm trời, Hà Lan chơi thứ bóng đá an toàn đến tẻ nhạt với vô số những đường chuyền ngang để giữ bóng. De Jong bỗng khiến bóng đá Hà Lan khó lường và tốc độ trở lại.
Cựu tiền vệ Hà Lan Eljero Elia nói: "Cậu ấy sử dụng những động tác mà chỉ những tiền vệ cánh mới làm: dốc bóng, di chuyển cắt mặt đối phương, giữ bóng vừa đủ để đồng đội lao lên và mình sẽ nhiều quân số hơn đối thủ. Tôi chưa từng thấy ai chơi bóng như Frenkie de Jong."
Là một cầu thủ giữ bóng xuất sắc, nhưng De Jong cũng là một tiền vệ đoạt bóng cũng hay không kém. Anh luôn phán đoán cực kỳ chính xác vị trí bóng sẽ rơi, can thiệp với đôi chân nhẹ hẫng, canh thời gian thật chuẩn... như một tên móc túi.
Mùa trước, anh là hạt nhân của một Ajax trẻ trung nhưng chơi thứ bóng đá tuyệt hảo làm đắm say tất cả giới mộ điệu. Họ chỉ cách trận chung kết Champions League có vài giây, khi bàn thắng ở phút bù giờ thứ 5 của Lucas Moura đã chấm dứt một giấc mơ hoang đường. Các chàng trai của Ajax đã khóc rất nhiều đêm ấy.
Man City, PSG và Barca lập tức lao vào tranh chữ ký của De Jong. Cả ba đội bóng này đều tin: chỉ có những kẻ dám mạo hiểm dốc bóng như De Jong mới có thể mở khóa được những hàng thủ kiên cố của bóng đá hiện đại, và De Jong rõ ràng là cầu thủ của tương lai.
De Jong đã suy nghĩ rất nhiều về đề nghị của ba CLB nêu trên, vì anh lo sẽ không được đá chính thường xuyên ở Barca. Chủ tịch Josep Maria Bartomeu của Barca nhớ về cuộc trò chuyện đầu tiên với De Jong. Chàng trai này nói: "Tôi muốn được tận hưởng cuộc sống với bạn gái của mình, và được chơi bóng".
Rồi ngài Chủ tịch khuyên: "Nếu cậu muốn tìm một HLV giỏi, hãy sang đội của Pep Guardiola. Nhưng ngày Pep rời Man City, tôi không biết ai sẽ là HLV tiếp theo và họ có thích cậu không. Nếu cậu thích tiền, hãy sang PSG. Cậu sẽ thành tỷ phú. Nhưng nếu muốn tận hưởng cuộc sống của mình trong 12 hay 14 năm tới, hãy đến Barcelona".
Cuối cùng, De Jong đã làm cái điều mà anh vẫn hay làm: mạo hiểm sang Barca. Khi còn là một học sinh, cậu vẫn xem Lionel Messi và Sergio Busquets chơi bóng trên TV. Giờ thì cậu tập luyện và thi đấu với họ. Cậu còn được xem là truyền nhân của Busquets ở vị trí tiền vệ mỏ neo. Nhưng trước mắt, họ đang cùng nhau thi đấu trên sân. Busquets đã chào đón De Jong bằng việc đặt nhà hàng xịn cho cậu đi ăn cùng bạn gái.
De Jong đang có khởi đầu tuyệt vời tại Barca. Cậu cũng thích đi ra ngoài, cư dân ở đây dành cho cậu sự riêng tư mong muốn. Trên sân cỏ, cậu làm các CĐV rất hài lòng. Bề ngoài của cậu khá giống Cruyff: người dài, chân ngắn, đầu thẳng, cân bằng cơ thể hoàn hảo, tăng tốc cực nhanh và có những đường chuyền ít ai ngờ đến.
Vấn đề là Busquets chưa cần một truyền nhân, vì anh vẫn đang chơi quá tốt. Và thế nên De Jong, một người sinh ra để chơi bóng phía dưới, giờ phải dâng nhiều hơn ở phía trên. Và anh đang cố thích nghi, miễn được ra sân chơi bóng. Anh nói: "Đá ở trên thì không gian sẽ nhỏ lại. Nên tôi đang xem nhiều video hơn, cố đọc các tình huống, luyện tập, luyện tập và luyện tập".
De Jong từng dự trận El Clasico ở lượt đi mùa này hôm 18/12/2019, nhưng khi đó, anh và Barca bị Real cầm hoà 0-0 tại Nou Camp.
Có một điều De Jong cần cải thiện, là khả năng ghi bàn. Vì ngay khi đã vào vị trí sút rồi mà cậu vẫn còn mải mê lừa bóng, hoặc thích chuyền nhiều hơn. Người ta cứ hỏi: "Bao giờ thì cậu sút". Và De Jong luôn tự nhủ: "Trận sau vậy". Nhưng có bóng thì anh lại... lừa hoặc chuyền đi.
El Clasico đầu tiên là một dịp tốt để sút ngay khi có thể, đúng không Frenkie?
Ở tuổi 30, Toni Kroos đã nếm trải mọi vinh quang của đời cầu thủ, nhờ nguyên tắc mà anh trung thành tuyệt đối: không làm điều gì một cách vội vã.
*Real - Barca: 3h thứ Hai 2/3, giờ Hà Nội.
Khi ngồi chờ Toni Kroos để phỏng vấn riêng cho tờ The Athletic, ký giả Raphael Honigstein được chứng kiến "khoảnh khắc Toni Kroos" nhất có thể từ... trước khi Kroos đến. Cầu thủ người Đức gửi tin nhắn để xin lỗi và thông báo "sẽ đến muộn 11 phút".
Chỉ một tin nhắn thôi nhưng đủ nói lên tất cả: sự quan tâm của người Đức với việc đúng hẹn, phép lịch sự và sự chính xác. Kroos báo anh sẽ tới "trong 11 phút" chứ không phải 10 hay 15 phút. Và trên tất cả, đó là sự khoan thai. Anh lấy làm tiếc khi phóng viên sẽ phải đợi, nhưng không còn cách nào khác. Sự nghiệp thành công hơn bất kỳ cầu thủ Đức đương đại nào của Kroos cũng được xây dựng trên nguyên tắc: Không làm điều gì một cách vội vã.
Kroos đang trong năm sáu liên tiếp phụng sự Real Madrid. Ảnh: Reuters.
Sự bình tĩnh mà cầu thủ 30 tuổi thể hiện trên sân nhanh chóng được thể hiện ở ngoài đời. Trong bữa trưa tại một khách sạn ở ngoại ô Madrid với Honigstein, những cử chỉ của Kroos cho thấy anh là một người thư thái, tự tin cao vào khả năng của bản thân và đội bóng trong việc khép lại mùa giải một cách thành công. Sau mùa giải thảm họa 2018-2019 với con số 0 về danh hiệu và hai HLV bị sa thải, Real dường như đã trở lại đúng đường dưới trướng Zinedine Zidane dù không phải lúc nào cũng thuận lợi.
Kroos nói: "Rất nhiều người trong chúng tôi đã không chơi thứ bóng đá tốt nhất ở mùa giải trước. Sau ba chức vô địch Champions League liên tiếp, bạn có lẽ sẽ đánh mất phần nào sự sắc bén và chúng tôi còn phải mất thời gian để làm quen với việc không có 40, 50 bàn thắng mà Cristiano Ronaldo đảm bảo mỗi mùa. Nhưng tại Real, điều này là không thể chấp nhận. Khi chúng tôi bị Ajax loại khỏi vòng 1/8 mùa trước, nhiều người tin đó là dấu chấm hết cho tập thể này. Chúng tôi bị xem là những gã hết thời, nhưng điều này lại trở thành động lực, giúp chúng tôi khát khao thể hiện mình hơn, để chứng tỏ họ đã sai đến nhường nào".
"Chuyện này làm tôi nhớ tới cách người ta nhìn về Roger Federer. Khi anh ấy 34 tuổi, ai cũng chắc nịch rằng đã đến lúc Roger về vườn. Để rồi ở tuổi 36, anh ấy vẫn cứ chơi như thể mới 28 tuổi. Bạn không thể đánh mất những phẩm chất vốn có, và chúng tôi cũng chưa già đến như vậy", tiền vệ người Đức nói thêm.
Mùa trước cũng là lần đầu tiên kể từ khi chuyển tới sân Bernabeu từ Bayern Munich năm 2014, Kroos tự cảm nhận sự phẫn nộ trên các khán đài khi kết quả trên sân ngày một tệ đi. Anh kể: "Madrid có những CĐV giàu cảm xúc và đòi hỏi rất cao. Họ chỉ có hai thái cực: hoặc là lâng lâng trên chín tầng mây, hoặc cảm thấy như đang ở địa ngục. Tôi không như vậy. Cảm xúc của tôi luôn được giữ ở mức trung dung. Tôi tránh xa cả báo giấy lẫn trên mạng, nhưng dĩ nhiên, bạn không thể không cảm nhận được đội bóng đang bất ổn khi những kết quả tồi tệ cứ liên tục tới".
"Chủ tịch Perez luôn rất thoải mái khi làm việc chúng tôi. Có mất bình tĩnh cũng chẳng được lợi gì. Điều quan trọng là bạn phải làm việc chăm chỉ và giữ bình tĩnh. Nói thì dễ hơn làm, nhất là khi ở tình thế ngặt nghèo. Nhưng may thay, tôi lại được trời ban món quà là không bao giờ biết lo lắng. Tôi luôn tin chắc rằng chúng tôi vẫn còn khả năng chơi bóng và sẽ sớm trở lại đẳng cấp vốn có".
Niềm tin của CLB và Chủ tịch Perez tiếp thêm động lực để Kroos thăng hoa trở lại. Ảnh: RMFC.
Kroos không quên nhắc tới niềm tin từ phía Real khi CLB gia hạn hợp đồng với anh vào tháng 5/2019, kéo dài tới 2023. Anh nói: "Trước khi tới đây, tôi cứ nghĩ mình sẽ gia nhập một 'Dải ngân hà' tàn nhẫn để rồi nhận ra mình đã nhầm. Mọi người ở đây, từ Chủ tịch cho tới các nhân viên đều rất tình cảm. Những cuộc gặp gỡ luôn có rất nhiều những cái ôm, điều tôi không bắt gặp ở Đức. Có thể đó là tính cách của người Tây Ban Nha, song thực tế tôi luôn có cảm giác thoải mái với mọi người ở đây".
Nhằm tránh những vấn đề thể lực từng hạn chế màn thể hiện trong mùa giải 2018-2019, Kroos đã dành thời gian trước mùa giải mới để tập luyện thêm. Nhưng theo Kroos, lý do quan trọng nhất cho sự hồi sinh của anh và đội bóng – vốn là hai đường song song – chính là cái đầu lạnh của Zidane, vị HLV tái xuất sau gần một năm chia tay Real.
"Zidane nói với chúng tôi 'Cứ bình tĩnh và tin vào khả năng của mình. Mọi ngôi sao Real Madrid, trong lịch sử, đều từng bị la ó tại chính SVĐ này, nhưng chỉ những người thực sự vĩ đại mới giành lại được tình yêu từ các khán đài'. Lợi thế lớn nhất của Zizou là ông ấy đã trải qua tất cả ở đây khi còn là cầu thủ. Bạn tin vào điều ông ấy nói. Zizou biết cách dẫn dắt đội bóng và tỏa ra một vầng hào quang của sự bình tĩnh. Nó lan tỏa tới chúng tôi. Không phải Zizou không thúc đẩy chúng tôi trên sân tập, nhưng điều quan trọng nhất là niềm tin mãnh liệt mà ông ấy dành cho cầu thủ. Nếu bạn làm việc chăm chỉ và đúng cách, thành công sẽ tự khắc tới nhờ vào khả năng của bạn. Tới bây giờ, Zizou đã đúng".
Chia sẻ của Kroos cho thấy ẩn đằng sau vẻ ngoài bí ẩn trước công chúng của Zidane là một nhà cầm quân siêu đẳng.
Tiền vệ người Đức nói thêm: "Zizou quản phòng thay đồ nhờ cái uy bẩm sinh. Chẳng có gì là gượng ép cả. Điều này rất quan trọng, nhất là ở một đội bóng tầm cỡ như Real. Bạn cần có sự ủng hộ của các cầu thủ. Ai cũng cần cảm thấy có giá trị và là một phần của tập thể. Đây là điều không dễ dàng bởi sẽ có những cầu thủ ra sân nhiều hơn người khác, nhưng Zizou làm điều này cực giỏi".
Từ trước khi chuyển tới Madrid, lối chơi của Kroos đã được định hình. Trong nhiều năm, những người đồng hương nhìn vào lối chơi tập trung vào những đường chuyền đều như máy nhịp của Kroos và ... không hiểu để làm gì. Sinh ra tại một vùng thưa dân ở Đông Bắc nước Đức – nơi bóng đá chỉ là thứ yếu – Kroos không phải dạng tiền vệ máu lửa như Michael Ballack, Lothar Matthaus và Stefan Effenberg, cũng chẳng phải mẫu cầu thủ sáng tạo mang tới những khoảnh khắc ma thuật.
Kroos xem Zidane và Guardiola là hai HLV ảnh hưởng nhiều nhất đến sự nghiệp của anh.
Lối chơi tập trung vào kiểm soát bóng của Kroos từng bị cho là chậm tới mức không cần thiết. Anh giữ bóng ở khu vực giữa sân, vốn được xem như nơi trái bóng cần bay qua để tới nơi thực sự quan trọng - khu cấm địa. Kroos cũng hiểu rõ định kiến này. Anh nói: "Tại Đức, người ta quan tâm tới những gì xảy ra trong cấm địa hơn, so với tấn công và phòng ngự. Không bình luận viên nào buồn hò hét khi trái bóng ở giữa sân. Những tiền vệ ở giữa như chúng tôi hầu như chẳng quan trọng. Đôi khi chúng tôi còn vô hình trong mắt họ."
Thế rồi việc một HLV người Tây Ban Nha tới Munich năm 2013 đã thay đổi tất cả. Khu trung tuyến bỗng trở nên quan trọng, và những tiền vệ biết kiểm soát không gian và giữ bóng như Kroos được tôn vinh như ông hoàng. Tiền vệ 30 tuổi này không giấu sự biết ơn mà bản thân và bóng đá Đức dành cho Pep Guardiola.
"Với tôi, Pep là chìa khóa tới thành công của bóng đá Đức. Pep đã khai nhãn cho tất cả về tầm quan trọng của sự kiểm soát. Rất nhiều HLV và quan chức bóng đá đã tới sân tập Sabener Strasse của Bayern để quan sát các buổi tập và trò chuyện với Pep về cách chơi bóng. Trung tuyến luôn là mối quan tâm chính của ông ấy. Và vì sự xuất chúng trong thứ bóng đá của Pep, quan niệm đã thay đổi. Người ta bắt đầu nhìn nhận bóng đá và các tiền vệ theo một lăng kính khác. Pep là một nhà tiên phong, cả với những HLV lẫn khán giả", Kroos nói.
Nếu không có nền tảng do Guardiola xây dựng, với những trụ cột như Kroos, Bastian Schweinsteiger, Thomas Muller và Philipp Lahm, trong mùa giải đầu tiên cùng Bayern (2013-2014), HLV Joachim Low hẳn khó khăn hơn – thậm chí là không thể - trong việc biến tuyển Đức thành cỗ máy chuyền bóng hay nhất thế giới tại World Cup 2014. Dù chỉ làm học trò của Guardiola một năm, Kroos khẳng định anh yêu thời gian đó. Tiền vệ này nói: "Cứ thử hỏi các cầu thủ Bayern hiện tại, họ vẫn sẽ nói Pep là HLV giỏi nhất họ từng có, xét trên khía cạnh thể thao. Và họ có rất nhiều hình mẫu để so sánh đấy nhé."
Khi được hỏi về khả năng tái hợp vớiGuardiola, Kroos bật cười rồi nói: "Tôi muốn giải nghệ tại Madrid, do vậy khả năng trên là rất thấp. Nhưng tôi thích được chơi bóng dưới trướng ông ấy và lẽ ra đã gia hạn hợp đồng với Bayern. Tôi chỉ không nghĩ rằng ký hợp đồng mới chỉ vì một HLV là ý tưởng hay. Pep muốn tôi gia hạn, nhưng ký hợp đồng năm năm để làm gì nếu HLV sẽ sớm chuyển đi nơi khác?".
"Pep tới Man City hai năm sau đó, nhưng chúng tôi vẫn giữ quan hệ tốt. Tôi sẽ không bao giờ quên thời gian làm việc cùng ông ấy vì tôi đã học được rất nhiều", Kroos nói thêm.
Đầu năm 2014, Steven Gerrard và Luis Suarez từng nhắn tin để thuyết phục Kroos chuyển tới Liverpool. Anh hồi tưởng: "Đó không phải lời mời mọc thẳng thừng, nhưng họ có đề xuất giới thiệu thêm cho tôi về CLB. Điều hài hước là Suarez khi ấy đang chuẩn bị chuyển đến Barca".
Nhưng lúc đó, Kroos đã quyết định sẽ chuyển tới ... Man Utd. Anh kể: "David Moyes tới gặp tôi và bản hợp đồng gần như đã được hoàn tất. Thế rồi ông ấy bị sa thải, và Louis van Gaal lên thay thế. Mọi chuyện trở nên rắc rối hơn do Louis muốn có thời gian để tự xây đội bóng của ông ấy. Tôi không được Man Utd liên hệ trong một thời gian và bắt đầu có những hoài nghi. Thế rồi World Cup bắt đầu và Carlo Ancelotti gọi điện. Và thế là tôi chuyển tới Real Madrid".
Cùng Luka Modric, Kroos trở thành trái tim của đội bóng có nhân dạng được thay đổi âm thầm bởi Zidane sau khi HLV này lên nắm quyền năm 2016. Sự thống trị ở cấp châu Âu của Real Madrid sẽ luôn được nhắc tới với khả năng ghi bàn siêu việt của Cristiano Ronaldo. Nhưng thế giới bóng đá cũng không thể quên đi vai trò của lối chơi kiểm soát bóng và gây sức ép mà Real chịu ảnh hưởng từ đại kình địch Barca và Guardiola.
Kroos nói tiếp: "Khi tôi tới Madrid năm 2014, Real là một đội bóng phòng ngự - phản công, lùi về sâu để tạo khoảng trống cho Gareth Bale, Cristiano Ronaldo và Karim Benzema chạy ở trên. Nhưng với Zizou, triết lý của chúng tôi đã thay đổi. Ông ấy muốn chúng tôi có bóng và giành lại bóng thật nhanh. Chúng tôi tấn công đối thủ từ phần sân của họ và có cấu trúc đội hình rõ nét hơn. Tôi thích cách chơi này. Tôi muốn cầm bóng và khiến đối thủ phải chạy để lấy lại, hơn là đuổi theo bóng 80% thời lượng trận đấu và tung ra hai, ba đường chuyền quyết định. Điều ấy không đủ làm tôi thỏa mãn. Tôi được hưởng lợi rất nhiều từ chiến thuật của Zizou. Tất cả chúng tôi đều như vậy. Ông ấy cần được ghi nhận nhiều hơn vì đã thay đổi lối chơi và giúp các cầu thủ hòa nhập suôn sẻ".
Một điều quan trọng không kém là cách Zidane cải thiện khâu phòng ngự, vốn từng bị đánh giá là không tương xứng với tầm cỡ Real. Kroos nói: "Hàng thủ là một trong những điểm mạnh nhất của chúng tôi hiện tại. Chúng tôi không còn để thủng lưới nhiều bàn như trước nữa. Trong đợt giao hữu đầu mùa, chúng tôi từng bị Atletico dẫn 5-1 khi hết hiệp một và thua 7-3 chung cuộc".
"Chúng tôi từng ở giai đoạn tệ tới mức phải tự vấn: 'Tình hình cứ thế này thì không ổn'. Bạn không thể lúc nào cũng ghi ba, bốn bàn trong một trận đấu, nhưng có thể thử có một hàng phòng ngự ổn định. Sự thay đổi không nằm ở chiến thuật, mà là về tâm lý. Tất cả đều cố gắng giữ sạch lưới. Khi bạn nhận thấy mình đang được tưởng thưởng nhờ nỗ lực tập thể và có kết quả, mọi thứ sẽ trở nên rất vui".
Tại Tây Ban Nha, sẽ chẳng ai ngạc nhiên nếu sự điềm tĩnh của Kroos và Zidane sẽ đóng vai trò tiên quyết trong thành bại của Real Madrid mùa giải này. Sau cú vấp bất ngờ - thua ngược Man City 1-2 ở lượt đi vòng 1/8 Champions League giữa tuần này, Real chắc chắn sẽ cần hơn bao giờ hết sự điềm tĩnh ấy từ hai trụ cột, khi bước vào trận El Clasico ngày 1/3.
AnhĐứt mạch 44 trận bất bại trước Watford tối 29/2, nhưng HLV Jurgen Klopp vẫn nhìn thấy nhiều điều tích cực cho Liverpool.
"Chúng tôi biết đến một lúc nào đó mình sẽ thua. Chúng tôi không mong chờ, nhưng điều đó chắc chắn sẽ đến", nhà cầm quân của Liverpool nói sau ở vòng 28 . "Và nó xảy ra hôm nay. Nhưng tôi thấy điều này tích cực hơn việc chúng tôi đến gần những kỷ lục. Bây giờ chúng tôi lại có thể chơi bóng tự do, mà không phải cố gắng để thiết lập một cột mốc nào đó. Chúng tôi chỉ phải cố gắng tìm lại những chiến thắng trên sân cỏ, và đó là những gì chúng tôi sẽ cố gắng làm".
Klopp vẫy chào các CĐV Liverpool sau trận thua Watford. Ảnh: Liverpool FC.
Trước khi hành quân đến sân Vicarage Road, Liverpool đang sở hữu chuỗi trận tuyệt vời với 18 chiến thắng liên tiếp ở Ngoại hạng Anh - trong chuỗi 44 trận bất bại ở giải đấu này tính từ mùa trước. Nhưng các học trò của Klopp đã sụp đổ hoàn toàn trước lối chơi chặt chẽ và hiệu quả của Watford - đội đang nằm ở nhóm có nguy cơ xuống hạng. Cú đúp của Ismaila Sarr và một bàn của Troy Deeney từ phút 54 đến phút 72 khiến Liverpool phải ra về tay trắng, lỡ cơ hội cân bằng kỷ lục 49 trận bất bại mà Arsenal đã thiết lập ở mùa giải 2003-2004.
"Tôi không ăn mừng chuỗi 44 trận bất bại. Một số người nói những con số khác, nhưng tôi không chắc là đúng bởi vì tôi không quan tâm. Tôi không biết thế nào là đúng, tôi thực sự không hứng thú với chuyện đó. Nhưng, tôi biết rằng những thất bại như thế này thực sự rất khó khăn, bởi vì các cầu thủ phải nỗ lực rất nhiều", Klopp nói. "Các bạn có biết tại sao chúng tôi có được điểm số như hiện tại? Bởi vì chúng tôi phải chiến đấu với từng chút cảm giác trong cơ thể lúc thế này lúc thế khác, hoặc khi chúng tôi mất tập trung, đương đầu với những chuyện không may hay những thứ khác nữa. Đó là lý do chúng tôi có được từng này điểm số".
Ông chia sẻ tiếp: "Những đội khác cũng thế nhưng không thể giành được số điểm tương tự bởi vì làm được như thế rất khó. Không dễ để giải thích tại sao tối nay chúng tôi thất bại, nhưng đó hẳn không phải là tin gây sốc nhất. Chúng tôi đơn giản chỉ là thua một trận đấu. Tôi có thể nói gì bây giờ nhỉ, chuyện này không thể chấp nhận được chăng? Không phải chúng tôi xem thường thất bại này vì chúng tôi đã thắng nhiều trận, mà chúng tôi không nghĩ đó là thảm hoạ lớn nhất trong thế giới bóng đá".
Thực tế, sau trận thua hôm qua, Liverpool vẫn dẫn đầu với cách biệt lên đến 22 điểm so với đội nhì bảng Man City. Trong 10 vòng đấu còn lại, họ chỉ cần giành bốn chiến thắng là đủ điểm vô địch.
"Watford đã làm được những gì họ muốn, còn chúng tôi thì không. Đó là cách thức bóng đá vận hành", Klopp bình luận về mặt chuyên môn của trận thua Watford. "Hiệp một thật khó khăn. Có nhiều tình huống bóng hai, văng chỗ nọ, văng chỗ kia. Chúng tôi kiểm soát nhiều bóng hơn nhưng không triển khai đến đúng vị trí để chuyền hoặc dứt điểm. Chúng tôi đã đối đầu với một đội bóng chất lượng, được tổ chức tốt với kiểu thiết lập lối chơi chuẩn chỉ cho trận đấu này. Chúng tôi phải chấp nhận thực tế, không dễ dàng gì, nhưng nó cho thấy chúng tôi chơi không đủ tốt trận này. Mọi thứ luôn rất khó khăn. Chúng tôi phải chấp nhận thôi. Trong mọi trận đấu, bạn đều phải chiến đấu. Chúng tôi bị dẫn 3-0 nhưng chúng tôi vẫn cố gắng, không có những tình huống ngớ ngẩn kiểu như cáu giận hay cố tình đá xấu ai đó. Nếu bạn hành xử đẹp khi thắng, thì khi thua bạn cũng cần cư xử cho đúng, cho ra dáng của một người đàn ông".
ItalyTrận derby Italy giữa Juventus với Inter là một trong năm trận ở vòng 26 Serie A cuối tuần này bị đổi lịch vì ảnh hưởng của đại dịch Covid-19.
Bên cạnh Juventus - Inter vốn sẽ diễn ra vào tối 1/3 theo giờ Rome, bốn trận còn lại bị dời sang thi đấu ngày thứ Tư 13/5 gồm Udinese - Fiorentina, Parma - SPAL, Milan - Genoa và Sassuolo - Brescia. Cả năm trận này đều diễn ra ở miền Bắc Italy - nơi virus corona thể mới đang hoành hành.
Hoãn các trận Serie A là một trong những biện pháp đặc biệt để nhà chức trách Italy ứng phó với đại dịch đang hoành hành. Ảnh: Reuters.
Thoạt đầu, năm trận này được cho phép diễn ra trong sân bóng không khán giả. Tuy nhiên, do quan ngại trước việc đại dịch đang leo thang, chính phủ Italy và LĐBĐ Italy cùng ban tổ chức Serie A quyết định dời năm trận này.
Italy hiện là quốc gia châu Âu chịu ảnh hưởng xấu nhất của đại dịch, với gần 900 ca nhiễm bệnh và 21 người chết. Nhiều hoạt động tập thể vì vậy phải tạm dừng.
Trong khuôn khổ bóng đá, đã có bốn trường hợp nhiễm nCoV, tất cả đều ở US Pianese - CLB xứ Tuscany đang chơi tại Serie C.
Bắt đầu từ việc cựu cầu thủ trẻ Juventus King Paul Akpan Udoh có triệu chứng cúm - sốt và nhức đầu nhưng không được cách ly kịp thời , hai cầu thủ khác và một điều phối viên của Pianese đã bị nhiễm nCoV.
Toàn bộ thành viên đội bóng Pianesee, gồm quan chức, cầu thủ, ban huấn luyện, nhân viên có tiếp xúc với bốn trường hợp bị nhiễm đều được yêu cầu cách ly ở nhà. Chủ tịch CLB Marizio Sani cũng tự nguyện cách ly.
Nhiều đội bóng ở Serie A, trong đó có Juventus, đã cho các cầu thủ đội một tập ở một khu riêng biệt với các cầu thủ trẻ đang thi đấu ở các giải hạng thấp, nhằm đề phòng lây lan nCoV.
Nếu chiến thắng ở chung kết với Aston Villa hôm nay 29/2, thầy trò Pep Guardiola sẽ lập hat-trick ở Cup Liên đoàn Anh.
Aston Villa - Man City: 23h30 Chủ Nhật, 1/3 trên kênh Thể thao TV
Danh hiệu đầu tiên của bóng đá Anh trong mùa giải này sẽ được định đoạt sau màn so tài trên sân Wembley. Man City đứng trước cơ hội đoạt Cup này năm thứ ba liên tiếp. Nếu làm được, đó sẽ là lần thứ tư Man City đăng quang ở giải đấu này trong năm mùa gần đây.
Man City đã đánh bại các đối thủ sừng sỏ như Chelsea, Arsenal hay Liverpool ở các trận chung kết trước đây. Nếu đoàn quân của Dean Smith muốn thắng, họ sẽ phải cải thiện rất nhiều so với lần chậm trán gần nhất giữa hai đội, khi Man City thắng dễ 6-1 trên sân Villa Park.
Villa chơi rất quyết tâm để đánh bại Leicester ở bán kết. Họ có động lực mang về danh hiệu đầu tiên cho CLB tính từ năm 1996. Nếu làm được, đó sẽ là cú hích tinh thần cho thầy trò Dean Smith trong cuộc đua trụ hạng ở Ngoại hạng Anh - giải đấu mà Villa đang đứng thứ 17 trên bảng điểm.
"Họ là một đội được tổ chức tốt và có một thủ môn dày dạn kinh nghiệm - Pepe Reina. Chúng tôi từng có một trận đấu tốt khi làm khách trên sân của họ ở Ngoại hạng Anh. Man City sẽ chuẩn bị về chiến thuật, tâm lý. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi làm điều gì đó cho CLB", Guardiola nhận xét.
Man City bước vào trận đấu này sau khi ở lượt đi vòng 1/8 hồi giữa tuần. Ngôi sao sáng nhất trong đội hình của Guardiola ở trận đó là Kevin De Bruyne. Tiền vệ người Bỉ đã có ba đường kiến tạo thành bàn trong những lần đối đầu Villa ở mùa này. Trong khi đó, hy vọng của Villa được đặt vào trung vệ Tyrone Mings - người đang nỗ lực giành suất ở đội tuyển Anh tham dự Euro 2020.
Man City lại - người dính chấn thương ở trận gặp Real. Nicolas Otamendi chơi không tốt ở trận đó nhưng sẽ đá chính, vì John Stones chưa trở lại. Guardiola cũng chưa thể sử dụng Leroy Sane. Villa mất hai thủ môn Jed Steer và Tom Heaton. Anwar El Ghazi và Keinan Davis chưa chắc có thể thi đấu trong khi Danny Drinkwater không đủ điều kiện ra sân vì đã khoác áo Burnley ở đấu trường này hồi đầu mùa.
Bournemouth - Chelsea: 22h thứ Bảy, 29/2
Chelsea hành quân đến sân Vitality trong bối cảnh vừa nhận trước Bayern ở lượt đi vòng 1/8 Champions League. Tại Ngoại hạng Anh, thầy trò Frank Lampard đang có lợi thế hơn ba điểm so với đội đứng thứ năm Man Utd. Nhưng nếu không nhanh chóng vực dậy tinh thần, công sức cả mùa giải của họ có thể biến mất chỉ trong hai tuần.
Lampard phải tìm cách để cải thiện sức sáng tạo của hàng công. Sự vắng mặt của Christian Pulisic và Callum Hudson-Odoi khiến trọng trách sáng tạo đặt nặng lên vai Mason Mount. Tiền vệ 21 tuổi không thể hiện được tầm ảnh hưởng trước Bayern, và đó là nguyên nhân khiến Chelsea tấn công một cách vô hại.
Bên cạnh đó, hàng thủ cũng là mối lo với đội chủ sân Stamford Bridge. Nếu Bayern chắt chiu hơn, Chelsea không chỉ thua ba bàn trên sân nhà. Chelsea chỉ giữ sạch lưới 7 lần trong 39 trận từ khi Lampard nắm quyền.
Lampard gây tranh cãi khi tước suất bắt chính của Kepa Arrizabalaga và sử dụng Willy Caballero gần đây. Nói về quyết định này, HLV Chelsea khẳng định: "Những mối quan hệ của tôi đều ổn. Tôi có khoảng 20 cầu thủ và không phải lúc nào cũng có thể khiến họ đều vui. Tôi chờ đợi sự chuyên nghiệp trong tập luyện và Kepa đã thể hiện điều đó".
Bournemouth muốn chấm dứt chuỗi hai thất bại liên tiếp và đảm bảo sự an toàn trong cuộc chiến trụ hạng. Thầy trò Eddie Howe đang hơn đội thứ 17 West Ham hai điểm. Họ thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ nhờ chiến thắng trước Brighton và Aston Villa. Nhưng phong độ nghèo nàn của các đối thủ cạnh tranh cũng góp phần giúp Bournemouth an toàn.
Lampard xác nhận Tammy Abraham sẽ vắng mặt trận này do dính chấn thương sau trận gặp Bayern. Olivier Giroud sẽ tiếp tục được đá chính. Lampard nhiều khả năng xoay tua hàng thủ, để Kurt Zouma đá cặp với Antonio Rudiger. Bournemouth sẽ chào đón sự trở lại của Steve Cook và Jefferson Lerma.
Chelsea đã thắng 11 trong 17 lần đối đầu trước đây giữa hai đội. Nhưng ở hai lần chạm trán gần nhất, Bournemouth đều thắng. Họ thắng 1-0 ở giai đoạn một mùa này và khi tiếp đối thủ mùa trước, thầy trò Eddie Howe gây sốc khi đè bẹp Chelsea 4-0.
Watford - Liverpool: 0h30 Chủ Nhật, 1/3
Nếu đánh bại Watford cuối tuần này, Liverpool sẽ lập kỷ lục chuỗi thắng dài nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh (19 trận). Kỷ lục trước do Man City lập ở mùa giải 2017-2018 (18 trận). Bằng cách đó, thầy trò Jurgen Klopp sẽ khẳng định vị thế của một trong những đội bóng hay nhất lịch sử Ngoại hạng Anh.
Mùa giải chưa kết thúc nhưng Liverpool đã bằng điểm với đội hình ăn ba của Man Utd mùa 1998-1999 và có số trận thắng ngang với đội hình bất bại mùa 2003-2004 của Arsenal. Hệ quả là Liverpool chỉ cần giành thêm 12 điểm nữa để vô địch - một sự áp đảo quá lớn của đội chủ sân Anfield.
Tiền đạo Sadio Mane cho rằng Klopp xứng đáng được dựng tượng tại sân Anfield sau cũng đóng góp của ông. Anh nói; "Tôi nghĩ ông ấy chắc chắn sẽ được dựng tượng tại Anfield. Bởi Klopp là một HLV tuyệt vời. Ông ấy đã làm những điều tốt cho CLB và các cầu thủ.
Tuy nhiên, Liverpool đang bị phân tâm ở thời điểm này. Phía trước họ là cuộc đại chiến với Chelsea ở vòng 5 Cup FA và sau đó là trận đấu phải thắng với Atletico Madrid ở lượt về vòng 1/8 Champions League. Có lẽ, giành cú ăn ba là tham vọng của Klopp, nhưng Liverpool cần sớm định đoạt cuộc đua Ngoại hạng Anh để tập trung cho những đấu trường khác.
Khi được bổ nhiệm làm HLV Watford vào tháng 12, Nigel Pearson đối mặt một thử thách khó khăn khi đội bóng chỉ giành chín điểm, một chiến thắng sau 16 vòng. Trận đầu tiên cầm quân của Pearson là chuyến làm khách đến sân Anfield. Watford cuối cùng thua 0-2 nhưng đã chơi xuất sắc và xứng đáng có điểm.
Dù đã giúp đội chủ sân Vicarage Road cải thiện, Pearson chưa thể đưa Watford thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ. Họ đang đứng thứ 19, kém vị trí an toàn một điểm. Ở vòng gần nhất, dù đã dẫn Everton 2-0, Watford để thua hai bàn trong thời gian bù giờ hiệp 1 rồi thủng lưới thêm ở thời gian bù giờ hiệp 2, và bị thua ngược.
Liverpool sẽ không có sự phục vụ của thủ quân Jordan Henderson và James Milner. Watford chào đón Kiko Femenia trở lại, trong khi Ismaila Sarr cũng kỳ vọng được ra sân. Pearson nhiều khả năng sẽ thay đổi đội hình so với trận thua Man Utd.
Everton - Man Utd: 21h Chủ Nhật, 1/3
Man Utd làm khách trên sân Goodison Park của Everton với mục tiêu giành ba điểm để nuôi hy vọng chen chân vào top bốn. Nhưng Carlo Ancelotti cũng có tham vọng giúp Everton giành vé dự Cup châu Âu mùa sau. Lúc này, đội chủ nhà đang kém đối thủ 5 điểm.
"Trận chiến giành vé dự Cup châu Âu vẫn đang rộng mở với các đội. Và nó sẽ tiếp tục như vậy sau trận đấu với Man Utd. Một chiến thắng trước Man Utd sẽ rất quan trọng cho sự tự tin của chúng tôi", Ancelotti nhận định trước trận đấu.
Đã có lúc mùa này, HLV Solskjaer chịu sức ép bị sa thải. Nhưng ban lãnh đạo Man Utd vẫn tin tưởng nhà cầm quân người Na Uy. Sau ba trận thắng liên tiếp và giữ sạch lưới, người hâm mộ "Quỷ Đỏ" đã lạc quan hơn về khả năng cạnh tranh suất dự Champions League của đội nhà.
Những tín hiệu tích cực trở nên rõ ràng hơn sau khi Man Utd đè bẹp Club Brugge 5-0 và giành vé vào vòng 1/8 Europa League. Lúc này, thầy trò Solskjaer đang có chuỗi bảy trận bất bại, tính từ ngày 26/1. Tầm ảnh hưởng của tiền vệ Bruno Fernandes, sau khi anh chuyển đến ở kỳ chuyển nhượng mùa đông, tạo ra sự ổn định cho Man Utd.
Mùa trước, Man Utd đã nhận thất bại nặng nề 0-4 trên sân Everton. Solskjaer vẫn chưa quên trận thua này. Ông nói: "Tôi hoàn toàn tin các cầu thủ mình đang có sẽ không bao giờ bỏ cuộc như ở trận đó. Tôi muốn xây dựng đội bóng quanh những cầu thủ này".
Everton thắng bốn trong bảy lần gần nhất tiếp Man Utd ở Ngoại hạng Anh. Hai lần gần nhất chạm trán, họ thắng một, hòa một. Điều này khác hẳn với sự áp đảo của Man Utd về lịch sử đối đầu. "Quỷ Đỏ" đã thắng Everton 36 lần - một kỷ lục về số lần thắng trong một cặp đấu ở Ngoại hạng Anh.
Đội chủ nhà sẽ không có hậu vệ trái Lucas Digne - người cũng vắng mặt trong trận thua Arsenal vòng trước do bị đau cơ. Theo Walcott trở lại và Andre Gomes, cầu thủ vừa trở lại sau khi bị gãy chân, sẽ thay thế Morgan Schneiderlin. Man Utd chưa chắc có sự phục vụ của Anthony Martial.
Tottenham - Wolves: 21h Chủ Nhật, 1/3
Đây là lần đối đầu thứ ba giữa Jose Mourinho và Nuno Espirito Santo trên tư cách HLV. Khi còn dẫn dắt Porto, Nuno là thủ môn dự bị của Mourinho khi ông vô địch Cup UEFA và Champions League. HLV của Wolves dành sự tôn trọng cho thầy cũ. Nhưng như Frank Lampard chứng tỏ tuần trước, gặp lại thầy cũ chỉ khiến một HLV có thêm động lực chiến thắng.
Giữa tuần qua, dù thua 2-3 trên sân Espanyol, Wolves giành vé vào vòng 1/8 Europa League. Hào hứng với thành tích này, Nuno nói: "Chúng tôi tự hào về những gì đang làm được. Wolves muốn tiếp tục tiến lên. Sự kết dính giữa các cầu thủ thật tuyệt vời".
Trong khi đó, Mourinho vẫn đang chờ ngày thoát khỏi cơn ác mộng thiếu hụt tiền đạo. Dù thắng ba trong bốn vòng gần nhất, Tottenham đang khá vô hại với các đối thủ. Nhiệm vụ ghi bàn càng trở nên khó khăn hơn với họ khi hàng thủ Wolves đang chơi rất tốt gần đây.
Trong buổi họp báo mới đây, HLV người Bồ Đào Nha cập nhật về chấn thương của Harry Kane. Ông tiết lộ: "Có thể nói là cậu ấy đang bình phục nhanh hơn dự kiến, nhưng chỉ một chút. Tôi hy vọng Kane có thể giúp chúng tôi ở một vài trận cuối mùa".
Bên cạnh Kane, Tottenham sẽ không có Son Heung-min, Juan Foyth, Ryan Sessegnon và Moussa Sissoko. Erik Lamela vẫn chưa có thể lực tốt nhất, nhưng cầu thủ người Argentina có thể góp mặt trên ghế dự bị. Wolves không có hậu vệ cánh Jonny - người phải rời sân ở trận gặp Norwich tuần trước do chấn thương. Tiền đạo Raul Jimenez sẽ trở lại sau khi được cho nghỉ ở trận gặp Espanyol.
Wolves đã thắng 3-1 trên sân Tottenham vào tháng 12/2018. Họ có cơ hội lần đầu tiên giành hai chiến thắng liên tiếp trên sân đối phương. Nhưng chiến thắng mùa trước là lần duy nhất Wolves giành ba điểm trong bảy lần gần nhất chạm trán Tottenham ở Ngoại hạng Anh.
Portsmouth - Arsenal: 2h45 thứ Ba, 3/3
Arsenal cần gác lại nỗi thất vọng và tập trung cho chuyến làm khách trên sân Portsmouth ở vòng 5 Cup FA. Dừng bước ở Cup châu Âu và vật lộn ở giữa bảng điểm Ngoại hạng Anh, đây là đấu trường duy nhất Arsenal có hy vọng giành danh hiệu mùa này.
Mikel Arteta thừa nhận Arsenal bị vỡ mộng vô địch Europa League. Ông nói sau trận thua Olympiakos: "Thất bại này . Nó đến vào thời điểm quan trọng. Chúng tôi đã hy vọng nhiều ở đấu trường này. Đây là một giải đấu lớn, một nơi để chúng tôi phải nỗ lực".
Dưới thời Arsene Wenger, Cup FA là giải đấu yêu thích của Arsenal. Họ là đội nắm kỷ lục nhiều lần đăng quang giải đấu này nhất (13 lần). Lần gần nhất Arsenal đoạt Cup FA là vào năm 2017 và Arteta hy vọng đây sẽ là danh hiệu đầu tiên của ông tại sân Emirates. Arteta từng hai lần nâng Cup FA trên tư cách thủ quân Arsenal, ở mùa 2013-2014 và 2014-2015.
Arsenal và Portsmouth đã gặp nhau tổng cộng 71 lần. "Pháo Thủ" thắng 32 trận trong số đó. Thầy trò Arterta có lợi thế được nghỉ nhiều hơn. Trận đấu giữa họ và Man City tại Ngoại hạng Anh cuối tuần này bị hoãn do thầy trò Pep Guardiola phải đá chung kết Cup Liên đoàn.
Trong khi đó, Portsmouth phải gặp Rochdale tại giải hạng Hai trước rồi mới tiếp Arsenal. Thầy trò Kenny Jackett đang đứng thứ năm và hy vọng có thể giành suất thăng hạng vào cuối mùa.
Shkodran Mustafi chấn thương ở trận gặp Olympiacos và chưa chắc có thể đá trận này. Arsenal cũng không có Kieran Tierney, Calum Chambers, Sead Kolasinac và Cedric Soares. Nhiều khả năng, Arteta sẽ dùng các cầu thủ trẻ.
Cầu thủ người Nhật Bản Kazu Miura, vừa sang tuổi 53 hôm 26/2, nói về đam về và khát khao chơi bóng khi trả lời phỏng vấn tờ L'Équipe.
Năm 2020, "Vua Kazu" – như cách người Nhật Bản vẫn thường gọi ông, sẽ phá vỡ kỷ lục cầu thủ lớn tuổi nhất từng thi đấu chuyên nghiệp ở J-League và bóng đá thế giới... của chính ông. Ông chính là người đã truyền cảm hứng cho sự ra đời của nhân vật Tsubasa (hay Olivier Atton trong những phiên bản phương Tây) và đang trải qua mùa giải thứ 35 trong sự nghiệp.
Kazuyoshi Miura sinh ngày 26/2/1967. Ông rời Nhật Bản năm 15 tuổi và đến một ngôi trường bóng đá ở Sao Paulo. Ở miền đất của vũ điệu Samba, người đàn ông ấy chơi gần 100 trận chuyên nghiệp trong những màu áo khác nhau (Palmeiras, Jau, Coritiba và Santos). Ngay từ năm 20 tuổi, Kazu Miura đã là một huyền thoại ở Nhật Bản. Cha đẻ của bộ truyện tranh "Captain Tsubasa" được truyền cảm hứng một phần từ chính hình tượng Kazu Miura để sáng tác nên nhân vật Tsubasa, một tài năng bóng đá cũng từng đến với Brazil. Câu chuyện ấy về sau trở thành ấn phẩm thành công trên bình diện toàn cầu.
Hơn 3 thập kỷ sau, chúng tôi gặp Kazu khi ông đang chuẩn bị thường niên ở mỗi mùa giải tại Guam thuộc Mỹ - một hòn đảo quen thuộc và nổi tiếng với các du khách Nhật Bản, cách Tokyo khoảng ba giờ bay. Hai tuần chuẩn bị miệt mài vào tháng 12 và thêm hai tuần nữa vào cuối tháng 1, "Tsubasa" đã sẵn sàng cho một chương mới trong sự nghiệp, mùa giải chuyên nghiệp thứ 35.
Vào tháng 1/2020, ông một lần nữa ký hợp đồng thêm một năm với CLB Yokohama FC. Từng là cầu thủ trẻ đầu tiên trở về quê nhà trong tư cách của một siêu sao vào thập niên 1990, Kazu Miura đã chơi 89 trận cho đội tuyển Nhật Bản và ghi 55 bàn. Số phận đưa ông đến Italy, Croatia và Australia, để rồi giờ đây ngay tại quê hương, Kazu Miura trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất thế giới vẫn còn thi đấu.
Ở CLB Yokohama còn có một cầu thủ lớn tuổi khác, Daisuke Matsui, cựu cầu thủ của Le Mans và Saint-Etienne. Ở tuổi 38, Matsui mang tới ánh mắt của một "cầu thủ trẻ" khi nhìn vào thần tượng của mình: "Tôi lại phải cảm ơn anh ấy. Tôi bắt đầu chơi với Kazu năm 19 tuổi, anh ấy đã truyền cảm hứng cho tôi. Tôi cũng đến Guam cùng anh ấy, rồi chứng kiến cách Kazu tập luyện và tôi thực sự bị sốc. Anh ấy vẫn tràn trề một niềm say mê thuần khiết với bóng đá. Anh ấy không khác gì một đứa trẻ...". Và đây là ước mơ của Matsui: "Tôi muốn tặng cho anh ấy một quả penalty để Kazu bước đến và ghi bàn".
Tháng 3/2017, ở tuổi 50, Kazu trở thành cầu thủ chuyên nghiệp lớn tuổi nhất ghi bàn trong lịch sử bóng đá thế giới. Thế còn ở mùa giải này? "Tôi biết mình có thể vẫn tiếp tục ghi bàn", Kazu - người hầu như không bao giờ chấp nhận một cuộc phỏng vấn nào - bảo thế. Phải mất đến hơn một năm để tờ L'Équipe (Pháp)có cơ hội thực hiện cuộc phỏng vấn này với Kazu Miura.
- Kazu, hãy bắt đầu với một câu hỏi hiển nhiên nhất dành cho ông lúc này: Khi nào ông sẽ treo giày?
- Tôi cũng không biết nữa. Tôi nghĩ là tôi sẽ không bao giờ mất đi đam mê bóng đá, thế nên, cơ thể tôi sẽ quyết định. Khi nào tôi kiệt sức, khi nào tôi không còn có thể tập luyện nổi nữa, tôi sẽ treo giày. Ai nấy cũng hỏi tại sao năm nay tôi vẫn chơi bóng, tôi hiểu suy nghĩ của họ chứ, nhưng bản thân tôi thì không bao giờ hỏi mình câu đó cả.
- Trong mùa 2018, ông chỉ chơi 10 trận, và ba trận ở mùa 2019. Ông cũng 53 tuổi rồi, đâu còn thi đấu dễ dàng gì phải không?
- Đúng vậy. Tôi vẫn còn có thể chơi bóng, vì tôi đầu tư công sức cho khâu chuẩn bị và còn vì tôi không gặp phải chấn thương nào nghiêm trọng cả. Tôi biết rõ mình cần phải chuẩn bị ra sao để tiếp tục thi đấu. Tuy nhiên, được vào sân hay không thì còn tuỳ vào lựa chọn của HLV. Dù là một cầu thủ kỳ cựu hay một cầu thủ mới 18 tuổi, tất cả đều phải nghe theo quyết định của HLV.
- Ông có khi nào đặt câu hỏi với HLV về tuổi tác của bản thân?
- Không bao giờ. Tôi biết mình là người lớn tuổi nhất, do đó tôi phải giữ bình tĩnh và kiểm soát cảm xúc. Mọi người sẽ nhìn vào tôi như một tấm gương. Nhưng thường cứ sau một trận đấu mà tôi không được vào sân, tôi sẽ tự đi tập riêng để giữ bình tĩnh.
- Thường thì những cầu thủ bóng đá sẽ giải nghệ khi họ không còn đủ sức để tập luyện nữa. Ông thì sao?
- Vì tôi đặc biệt mà (cười to). Tôi hiểu rõ thời gian đẹp nhất đời cầu thủ của tôi đã trôi qua, và cũng tôi đã chạm đến cái giới hạn của thể trạng. Nhưng tôi luôn cố gắng cải thiện một chút và một chút nữa. Nói cách khác, đầu óc tôi không có giới hạn.
- Thậm chí ở tuổi 53?
- Bóng đá là môn thể thao tập thể, anh có thể làm được rất nhiều thứ ngay cả khi không còn tốc độ và sức mạnh của tuổi trẻ. Một cặp tiền đạo 51 tuổi và 17 tuổi có khi còn hay hơn một cặp 25 tuổi.
- Một cầu thủ trên 50 tuổi thường gặp những vấn đề nào?
- Đơn giản là cầu thủ ấy có nhiều thứ để lo hơn cho sức khoẻ của bản thân. Ví dụ, một người bình thường ở tuổi 50 tuổi sẽ phải chăm sóc sức khoẻ kỹ hơn, không được phép ăn quá nhiều. Nhưng cá nhân tôi thì phải ăn đủ chất để bù đắp cho phần cân nặng mất đi trong khâu tập luyện, nếu không, làm sao tôi có thể chạy được. Chưa kể ở độ tuổi này, tung ra một cú sút thôi cũng đã là khó khăn hơn rất nhiều.
- Mọi người dường như đều tôn sùng ông, họ gọi ông là "Vua Kazu". Ông cảm thấy như thế nào về việc đó?
- Khi ra đường, tôi thường được gọi là "Vua Kazu". Tôi vẫn hay cảm thấy ngại nếu có ai đó gọi mình như thế. Thật sự đấy! Vì trong mắt tôi, bóng đá chỉ có một vị vua duy nhất thôi, đó là "Vua Pele". Nhưng tôi xem đó là cách mà mọi người muốn dành sự tôn trọng cho mình sau những gì tôi làm 30 năm qua. Dù gì, tôi cũng từng là ngôi sao lớn nhất bóng đá Nhật Bản, trong những năm 1990.
- Thi đấu cho nền bóng đá nước nhà, đó có phải là một trọng trách của ông?
- Trở thành một thần tượng đâu có nghĩa là tất cả với tôi. Tôi vẫn thích mọi người xem tôi là một tấm gương hơn - một tấm gương trên sân lẫn ngoài đời. Năm tôi 25 tuổi, tôi cảm thấy cứ như thể mình là trung tâm của thế giới. Nhưng rồi từ tuổi 30 trở đi, tôi biết rõ nếu không có sự giúp đỡ, hỗ trợ từ người khác, tôi sẽ không thể tiếp tục tồn tại trong bóng đá. Nếu muốn chơi bóng đến năm 52 tuổi, tôi phải hiểu mình chỉ là một thành viên của một tập thể. Tôi cần phải khiêm tốn.
- Ông từng trở thành một tượng đài ở Nhật Bản vì ông thi đấu ở Brazil. Đó có phải là một hành trình tuyệt vời?
- Ngày còn bé, tôi đã luôn mơ đến một ngày được chơi bóng ở Brazil, được rê dắt bóng như Pele. Cha tôi từng là thành viên trong phái đoàn của Liên đoàn bóng đá Nhật Bản ở World Cup Mexico 1970, ông thực hiện những thước phim với chiếc camera Super 8. Hồi đó tôi mới ba tuổi, nhưng đã được xem những hình ảnh về Brazil của Pele. Những hình ảnh đó khắc ghi vào trí nhớ tôi. Bác tôi lại là một thầy dạy bóng đá, ông dạy tôi cách rê dắt bóng, các động tác kỹ thuật, cũng như kể cho tôi nghe về Pele. Tôi ấp ủ mong ước được khám phá tất cả.
- Vậy năm 15 tuổi thì ông đã đến đâu ở Brazil?
- Tôi đến đội trẻ của CLB Atletico Juventus ở bang Sao Paulo và ở một nhà trọ chuyên dành cho các cầu thủ trẻ mới lập nghiệp. Ban đầu tôi không nói được ngôn ngữ của họ, vì thế quá trình hoà nhập diễn ra rất khó khăn. Trong mắt người Brazil khi ấy, tôi chỉ là một cậu trai giàu có người Nhật, một khách du lịch muốn học về bóng đá. Họ không xem tôi là một cầu thủ nghiêm túc.
- Thế còn các HLV, họ nghĩ sao?
- Họ không nói gì, nhưng họ cũng không dạy tôi nghiêm túc. Họ chỉ xem tôi như một vị khách và không bao giờ cho tôi cơ hội để thi đấu, ngay cả trong một trận đấu tập. Tôi cảm thấy rất thất vọng. Tôi không có cơ hội để thể hiện mình. Đó là kiểu thái độ điển hình của người Nhật. Tôi mới 16 tuổi, tôi trẻ nhất đội ngày đó, tôi cũng nhỏ con nhất đội, và tôi nhanh chóng nản chí.
- Vậy mà ông vẫn có những bước tiến?
- Tôi có kỹ năng nhưng thiếu sự tin tưởng. Tôi bắt đầu được thi đấu cho một đội bóng là tập hợp những người nhập cư Nhật Bản, ở giải vô địch dành cho các doanh nghiệp. Chúng tôi thi đấu với các đội bóng của những công nhân nhà máy và nhân viên hành chính thành phố. Họ toàn là người lớn cả, và đội chúng tôi gặp rất nhiều khó khăn. Cuộc sống ở đó cũng không dễ dàng gì. Toilet thì không có cửa, không có vòi tắm nước nóng vào mùa đông, mùa hè phải tập luyện dưới cái nóng 40 độ C, và cả những chuyến đi xe buýt kéo dài 24 giờ,... Tất cả chúng đã dạy cho tôi tính kiên trì và nỗ lực. Tôi đã chiến thắng được trận chiến tinh thần ấy.
- Ông có nhớ gì về lần đầu gặp Pele?
- Tất nhiên nhớ chứ! Khi đó tôi ở Santos, CLB của Pele (Kazu đến Santos năm 1986, lúc 19 tuổi và thêm một giai đoạn nữa vào năm 1990). Chỉ khoác lên người chiếc áo đấu đó thôi cũng đã là một niềm vinh dự lớn lao. Thế rồi một ngày nọ, khi tôi đang cùng tập luyện ở đội trẻ, Pele bước vào phòng thay đồ. Ông đến để chụp ảnh cho CLB. Pele nhìn thấy tôi, tiến lại gần và nói: "Cậu có biết Kamamoto không? Anh ta là một tiền đạo to lớn?" Tôi quá phấn khích khi Pele nói tốt về một cầu thủ Nhật Bản. Tôi sẽ không bao giờ quên được ngày hôm ấy.
- Ông cũng từng chơi bóng ở châu Âu, đã đến Zagreb, Croatia vào cuối sự nghiệp. Nhưng chúng tôi còn nhớ cả hành trình của ông đến với Genoa, ở Serie A mùa 1994-1995. Có phải ông cũng mơ ước được chơi bóng tại Italy?
- Thời tôi còn ở Brazil, mỗi tuần luôn có một trận Serie A được chiếu trên truyền hình. Tất cả ngôi sao Brazil đều đến đó. Zico, Socrates, Falcao, Careca, Alemao, Dunga,... Và vì thế, tôi cũng mơ ước được đến Italy. Nhưng ngay trận đầu tiên gặp AC Milan, tôi đã chấn thương. Tôi bị gãy xương mũi sau một pha bóng với Franco Baresi và phải ngồi ngoài hai tháng. Cuối cùng, tôi được chơi 21 trong 34 trận của mùa giải. Tuy là cầu thủ Nhật Bản đầu tiên chơi bóng ở Italy, tôi luôn có cảm giác mình đã thất bại vì chỉ ghi được một bàn. Dẫu sao thì đó cũng là bàn thắng vào lưới Sampdoria trong một trận derby, và nó giúp tôi để lại được dấu ấn. Một vài năm trước, khi tôi quá cảnh ở sân bay của thành phố Naples, tôi tìm thấy một mảnh giấy kèm theo lời nhắn trên vali của mình từ một nhân viên sân bay: "Cảm ơn ông vì bàn thắng vào lưới Sampdoria." Tin nổi không?! Thời điểm đó là 20 năm sau khi tôi rời Genoa.
- Thế ông có những liên hệ nào với bóng đá Pháp không?
- Cầu thủ người Pháp khiến tôi ấn tượng nhất là Jean-Pierre Papin. Tôi từng được mời tham gia vào một vài buổi tập của AC Milan và tôi thật sự bị hút hồn bởi kỹ thuật của ông ấy. Papin ở một đẳng cấp khác phần còn lại. Sau này, Papin từng mời tôi đến trận đấu kỷ niệm sinh nhật tuổi 50 của ông ấy ở Marseille, vào ngày 30/5/1999. Tôi góp mặt vào đội ‘Những người bạn của Papin’, cùng với Zidane, Cantona, và được chỉ đạo bởi HLV Aime Jacquet. Tôi rất tự hào vì vinh dự đó.
- Trong màu áo tuyển Nhật Bản, ông cũng từng đối đầu tuyển Pháp.
- Phải, vào năm 1994, chúng tôi thua 1-4 ở Tokyo. Pháp khi ấy là một tập thể khá đẹp. Papin, Cantona, Ginola, Deschamps, Desailly, Blanc. Tôi cũng rất thích Djorkaeff. Tôi bất ngờ khi họ không có vé tham dự World Cup 1994 ở Mỹ. Trong lễ bốc thăm World Cup ở Nga, tôi được mời tham dự với tư cách là một huyền thoại của FIFA cùng với Pele, Maradona, Ronaldinho, Blanc, Desailly, Drogba. Marcel Desailly chúc mừng tôi vì tôi vẫn còn chơi bóng. Tôi có gặp Laurent Blanc ở phòng gym của khách sạn, ông ấy vô cùng bất ngờ khi thấy tôi tập nặng. Chúng tôi cùng nhau kể lại trận đấu nổi tiếng giữa Nhật Bản và Pháp năm 1994. Ông ấy không thể tin rằng sau ngần ấy năm trôi qua, tôi vẫn còn là cầu thủ chuyên nghiệp.
- Tuyển Nhật Bản của ông cũng từng dừng bước ở vòng loại World Cup 1994, như tuyển Pháp ở trận gặp Bulgaria - sau khi Iraq ghi bàn thắng ở phút bù giờ, gỡ hòa. Rồi kỳ World Cup 1998, ông không được gọi vào đội hình. Làm sao ông có thể nuốt trôi được việc chưa bao giờ tham dự World Cup?
- Năm 1994, đó thật sự là một bi kịch quốc gia. Còn năm 1998, đó là sự lựa chọn của HLV Takeshi Okada. Tôi là chân sút tốt nhất ở giai đoạn play-off. Tuy không oán giận Okada, chuyện đó vẫn là một cú sốc tinh thần, vì năm ấy là lần đầu tiên Nhật Bản dự World Cup. Khi đó, tôi cảm thấy mâu thuẫn. Có lúc tôi còn nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ được nhìn nhận là một cầu thủ chuyên nghiệp nếu không một lần chơi ở World Cup. Tôi cảm thấy mình không có giá trị gì cả. Đó vẫn là lần đầu tiên trong cuộc đời tôi muốn kết thúc sự nghiệp chơi bóng.
- Vậy điều gì hồi sinh lại con người ông?
- Vì cuộc gặp với Philippe Troussier. Cuối năm 1999, hợp đồng của tôi với CLB Tokyo không được ký tiếp, tôi chẳng còn gì cả. Thế rồi, Troussier, người vừa được bổ nhiệm làm HLV trưởng tuyển Nhật Bản khi đó, gọi tôi trở lại đội tuyển. Ông ấy bấy giờ đang xây dựng một tập thể mới để chuẩn bị cho kỳ World Cup 2002 ở Nhật Bản, với những cầu thủ trẻ. Ông ấy cần hai hay ba lão tướng được nể trọng trong đội hình để làm gương cho các cầu thủ trẻ.
- Vậy là Troussier đã khiến ông bị ấn tượng mạnh?
- Lần đầu tiên chúng tôi trò chuyện là lúc đang tắm Onsen dưới chân núi Phú Sỹ, trong một đợt tập huấn. Tôi không nói tiếng Anh giỏi lắm, ông ấy cũng vậy, nhưng chúng tôi vẫn hiểu ý nhau. Tôi cảm thấy mình được tôn trọng và với tôi, được tôn trọng là thứ quan trọng với mỗi con người, nó mang đến sức mạnh tinh thần và là một triết lý sống. Trong mắt Troussier, một cầu thủ mà không thể nói chuyện được trước tập thể thì không tài nào thể hiện được mình trên sân cả. Vạn vật đều có liên hệ với nhau. Từ đó, một chương mới mở ra trong sự nghiệp của tôi. Điều đó thôi thúc tôi đến với Croatia, để hồi sinh lại bản thân. Tôi biết rằng mình vẫn còn yêu bóng đá lắm, tình yêu bóng đá vẫn mãi sống trong con người tôi, ngay cả khi những ước mơ không thể thành hiện thực.
- Vậy còn nỗi đau World Cup 1998, nó coi như đã đóng lại?
- Không, không bao giờ. Nhưng chúng ta cần phải lật cuộc đời sang một trang mới, phải tiếp tục chơi bóng. Thậm chí, tôi cảm thấy mình ngày càng trưởng thành và hoàn thiện hơn, cả trên sân bóng lẫn ngoài đời. Nhưng như tôi nói rồi, đó vẫn là một vết thương lòng. Mỗi lần xem Nhật Bản thi đấu ở World Cup, như năm 2018 ở Nga, tôi lại càng cảm thấy nhói đau.
- Phần nào đó, ông là nguồn cảm hứng cho nhân vật Olivier Atton trong "Đội trưởng Tsubasa". Tác giả Yoichi Takahashi từng nói thế này: "Cho dù tôi chủ yếu được truyền cảm hứng bởi Kempes và Maradona, nhưng tôi thật sự muốn nhân vật Olivier Atton phải có nhiều điểm tương đồng với Kazu Miura. Vì ông ấy chính là cầu thủ bóng đá người Nhật Bản đầu tiên thi đấu ở Brazil". Ông cảm thấy sao khi mình là nguồn cảm hứng cho một nhân vật huyền thoại như thế?
- Tôi thật sự rất tự hào, nhưng thú thật là tôi chưa bao giờ đọc bộ truyện manga nổi tiếng đó cả, cũng như chưa bao giờ xem tập phim nào trên truyền hình. Khi bộ truyện được xuất bản, tôi vẫn còn đang ở Brazil. Thực tế thì mọi người rất hay nói về tác phẩm đó, nhưng tôi không cảm thấy mình giống với nhân vật Atton nổi tiếng kia. Nhưng OK, tôi hứa, tôi sẽ đọc. Mà tôi cũng biết là ở nước các anh, truyện manga Nhật Bản nổi tiếng lắm.
- Trong số cầu thủ vĩ đại nhất lịch sử bóng đá thế giới, không tính đến Pele – vốn là người ông tôn thờ - thì còn ai thật sự truyền cảm hứng cho ông không? Cruyff hay Maradona chẳng hạn?
- Khó nhỉ... Nếu phải chọn thì chắc tôi sẽ chọn Maradona, vì tôi thích cái tính ngông cuồng của ông ấy. Tôi thích phong thái của Maradona, ông ấy nói ra những gì mình thích trước bất kỳ ai. Cruyff thì lại thanh tao, nhã nhặn và đạo mạo. Maradona thì còn là hình ảnh biểu trưng của sự phản kháng trước chủ nghĩa bảo thủ, cá tính hiện đại, chống lại những trật tự vốn có của xã hội.
- Vậy còn Michel Platini?
- Ông ấy hả?! Trông hơi giống như một tay mafia, đúng không nhỉ? Gương mặt ông ấy hơi giống với một gangster. Tính tình ông ấy có lạnh lùng không? Mà kiểu người như vậy phổ biến ở Pháp lắm hả?
- Ở Pháp, Platini và Zidane là những người được nể trọng, họ là những huyền thoại bóng đá. Ngay cả sau khi Zidane húc đầu vào người Materazzi ở chung kết World Cup 2006.
- Cũng hợp lý khi họ được yêu mến. Họ đều từng là những cầu thủ kiệt xuất. Thứ bóng đá của Zidane là siêu lịch lãm, như nghệ thuật vậy và giống với Maradona. Nhưng một huyền thoại khép lại sự nghiệp của mình theo cách đó thì đúng là độc nhất vô nhị!
- Thế ông nhận xét thế nào về Kylian Mbappe? Cậu ấy thậm chí còn đang được so sánh với Pele ở Pháp đấy.
- Cậu ấy rất có tướng tá và lại còn rất trẻ nữa. Nhưng so với Pele thì... Ngày nay, gần như là không thể để một cầu thủ nào đó viết nên sự nghiệp như Pele. Vô địch World Cup tận ba lần, tôi không biết liệu còn có ai làm được không nữa.
- Vậy Neymar?
- Tôi thất vọng với cậu ấy lắm. Cậu ấy chỉ cố bị phạm lỗi hơn là cố chơi bóng.
- Thôi quay trở lại về ông. Ông hình dung thế nào vào ngày mình giải nghệ?
- Có lẽ là tôi sẽ không tuyên bố giải nghệ. Tôi muốn cứ thế kết thúc một buổi tập, chạy trên sân, tự mình cảm nhận rằng: Thế là hết. Tôi không tưởng tượng ra nổi cảnh mình nói lời giã biệt trước 50.000 người ở một SVĐ, dù tôi biết người hâm mộ sẽ muốn nói điều gì đó với tôi.
- Vậy khi nào ông sẽ làm điều đó?
- Tôi không nghĩ về điểm dừng. Tôi nói thật! Dù tôi biết thi đấu thêm năm năm nữa sẽ rất khó, có thể là hai hay ba năm... Nhưng tôi không nghĩ về ngày đó. Tôi chưa có ý định giải nghệ. Trở thành một HLV, một vị chủ tịch CLB, một giám đốc điều hành, hay một chuyên gia bình luận trên truyền hình... tất cả chẳng thú vị gì với tôi. Tôi chỉ muốn là một "jogador" (Kazu nói bằng tiếng Bồ Đào Nha, nghĩa là "cầu thủ"). Trong tiếng Pháp, "jogador" nói sao nhỉ?
- Joueur.
- OK. Tôi muốn là một "joueur" (Kazu nói bằng tiếng Pháp, nghĩa là "cầu thủ"). Đó là ước muốn duy nhất của tôi. Nếu có thể thì đến khi nào trút hơi thở cuối cùng mới thôi. Khi tôi chết, tôi không muốn người ta thông báo rằng "cựu cầu thủ Kazu Miura đã qua đời", mà tôi muốn họ nói rằng "cầu thủ Kazu Miura đã qua đời".
Thầy trò Pep Guardiola sẽ đoạt Cup Liên đoàn năm thứ ba liên tiếp nếu đánh bại Aston Villa.
Aston Villa - Man City: 23h30 Chủ Nhật, 1/3
Danh hiệu đầu tiên của bóng đá Anh trong mùa giải này sẽ được định đoạt sau màn so tài trên sân Wembley. Man City đứng trước cơ hội đoạt Cup này năm thứ ba liên tiếp. Nếu làm được, đó sẽ là lần thứ tư Man City đăng quang ở giải đấu này trong năm mùa gần đây.
Man City đã đánh bại các đối thủ sừng sỏ như Chelsea, Arsenal hay Liverpool ở các trận chung kết trước đây. Nếu đoàn quân của Dean Smith muốn thắng, họ sẽ phải cải thiện rất nhiều so với lần chậm trán gần nhất giữa hai đội, khi Man City thắng dễ 6-1 trên sân Villa Park.
Villa chơi rất quyết tâm để đánh bại Leicester ở bán kết. Họ có động lực mang về danh hiệu đầu tiên cho CLB tính từ năm 1996. Nếu làm được, đó sẽ là cú hích tinh thần cho thầy trò Dean Smith trong cuộc đua trụ hạng ở Ngoại hạng Anh - giải đấu mà Villa đang đứng thứ 17 trên bảng điểm.
"Họ là một đội được tổ chức tốt và có một thủ môn dày dạn kinh nghiệm - Pepe Reina. Chúng tôi từng có một trận đấu tốt khi làm khách trên sân của họ ở Ngoại hạng Anh. Man City sẽ chuẩn bị về chiến thuật, tâm lý. Đây là cơ hội tốt để chúng tôi làm điều gì đó cho CLB", Guardiola nhận xét.
Man City bước vào trận đấu này sau khi ở lượt đi vòng 1/8 hồi giữa tuần. Ngôi sao sáng nhất trong đội hình của Guardiola ở trận đó là Kevin De Bruyne. Tiền vệ người Bỉ đã có ba đường kiến tạo thành bàn trong những lần đối đầu Villa ở mùa này. Trong khi đó, hy vọng của Villa được đặt vào trung vệ Tyrone Mings - người đang nỗ lực giành suất ở đội tuyển Anh tham dự Euro 2020.
Man City lại - người dính chấn thương ở trận gặp Real. Nicolas Otamendi chơi không tốt ở trận đó nhưng sẽ đá chính, vì John Stones chưa trở lại. Guardiola cũng chưa thể sử dụng Leroy Sane. Villa mất hai thủ môn Jed Steer và Tom Heaton. Anwar El Ghazi và Keinan Davis chưa chắc có thể thi đấu trong khi Danny Drinkwater không đủ điều kiện ra sân vì đã khoác áo Burnley ở đấu trường này hồi đầu mùa.
Bournemouth - Chelsea: 22h thứ Bảy, 29/2
Chelsea hành quân đến sân Vitality trong bối cảnh vừa nhận trước Bayern ở lượt đi vòng 1/8 Champions League. Tại Ngoại hạng Anh, thầy trò Frank Lampard đang có lợi thế hơn ba điểm so với đội đứng thứ năm Man Utd. Nhưng nếu không nhanh chóng vực dậy tinh thần, công sức cả mùa giải của họ có thể biến mất chỉ trong hai tuần.
Lampard phải tìm cách để cải thiện sức sáng tạo của hàng công. Sự vắng mặt của Christian Pulisic và Callum Hudson-Odoi khiến trọng trách sáng tạo đặt nặng lên vai Mason Mount. Tiền vệ 21 tuổi không thể hiện được tầm ảnh hưởng trước Bayern, và đó là nguyên nhân khiến Chelsea tấn công một cách vô hại.
Bên cạnh đó, hàng thủ cũng là mối lo với đội chủ sân Stamford Bridge. Nếu Bayern chắt chiu hơn, Chelsea không chỉ thua ba bàn trên sân nhà. Chelsea chỉ giữ sạch lưới 7 lần trong 39 trận từ khi Lampard nắm quyền.
Lampard gây tranh cãi khi tước suất bắt chính của Kepa Arrizabalaga và sử dụng Willy Caballero gần đây. Nói về quyết định này, HLV Chelsea khẳng định: "Những mối quan hệ của tôi đều ổn. Tôi có khoảng 20 cầu thủ và không phải lúc nào cũng có thể khiến họ đều vui. Tôi chờ đợi sự chuyên nghiệp trong tập luyện và Kepa đã thể hiện điều đó".
Bournemouth muốn chấm dứt chuỗi hai thất bại liên tiếp và đảm bảo sự an toàn trong cuộc chiến trụ hạng. Thầy trò Eddie Howe đang hơn đội thứ 17 West Ham hai điểm. Họ thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ nhờ chiến thắng trước Brighton và Aston Villa. Nhưng phong độ nghèo nàn của các đối thủ cạnh tranh cũng góp phần giúp Bournemouth an toàn.
Lampard xác nhận Tammy Abraham sẽ vắng mặt trận này do dính chấn thương sau trận gặp Bayern. Olivier Giroud sẽ tiếp tục được đá chính. Lampard nhiều khả năng xoay tua hàng thủ, để Kurt Zouma đá cặp với Antonio Rudiger. Bournemouth sẽ chào đón sự trở lại của Steve Cook và Jefferson Lerma.
Chelsea đã thắng 11 trong 17 lần đối đầu trước đây giữa hai đội. Nhưng ở hai lần chạm trán gần nhất, Bournemouth đều thắng. Họ thắng 1-0 ở giai đoạn một mùa này và khi tiếp đối thủ mùa trước, thầy trò Eddie Howe gây sốc khi đè bẹp Chelsea 4-0.
Watford - Liverpool: 0h30 Chủ Nhật, 1/3
Nếu đánh bại Watford cuối tuần này, Liverpool sẽ lập kỷ lục chuỗi thắng dài nhất trong lịch sử Ngoại hạng Anh (19 trận). Kỷ lục trước do Man City lập ở mùa giải 2017-2018 (18 trận). Bằng cách đó, thầy trò Jurgen Klopp sẽ khẳng định vị thế của một trong những đội bóng hay nhất lịch sử Ngoại hạng Anh.
Mùa giải chưa kết thúc nhưng Liverpool đã bằng điểm với đội hình ăn ba của Man Utd mùa 1998-1999 và có số trận thắng ngang với đội hình bất bại mùa 2003-2004 của Arsenal. Hệ quả là Liverpool chỉ cần giành thêm 12 điểm nữa để vô địch - một sự áp đảo quá lớn của đội chủ sân Anfield.
Tiền đạo Sadio Mane cho rằng Klopp xứng đáng được dựng tượng tại sân Anfield sau cũng đóng góp của ông. Anh nói; "Tôi nghĩ ông ấy chắc chắn sẽ được dựng tượng tại Anfield. Bởi Klopp là một HLV tuyệt vời. Ông ấy đã làm những điều tốt cho CLB và các cầu thủ.
Tuy nhiên, Liverpool đang bị phân tâm ở thời điểm này. Phía trước họ là cuộc đại chiến với Chelsea ở vòng 5 Cup FA và sau đó là trận đấu phải thắng với Atletico Madrid ở lượt về vòng 1/8 Champions League. Có lẽ, giành cú ăn ba là tham vọng của Klopp, nhưng Liverpool cần sớm định đoạt cuộc đua Ngoại hạng Anh để tập trung cho những đấu trường khác.
Khi được bổ nhiệm làm HLV Watford vào tháng 12, Nigel Pearson đối mặt một thử thách khó khăn khi đội bóng chỉ giành chín điểm, một chiến thắng sau 16 vòng. Trận đầu tiên cầm quân của Pearson là chuyến làm khách đến sân Anfield. Watford cuối cùng thua 0-2 nhưng đã chơi xuất sắc và xứng đáng có điểm.
Dù đã giúp đội chủ sân Vicarage Road cải thiện, Pearson chưa thể đưa Watford thoát khỏi nhóm cầm đèn đỏ. Họ đang đứng thứ 19, kém vị trí an toàn một điểm. Ở vòng gần nhất, dù đã dẫn Everton 2-0, Watford để thua hai bàn trong thời gian bù giờ hiệp 1 rồi thủng lưới thêm ở thời gian bù giờ hiệp 2, và bị thua ngược.
Liverpool sẽ không có sự phục vụ của thủ quân Jordan Henderson và James Milner. Watford chào đón Kiko Femenia trở lại, trong khi Ismaila Sarr cũng kỳ vọng được ra sân. Pearson nhiều khả năng sẽ thay đổi đội hình so với trận thua Man Utd.
Everton - Man Utd: 21h Chủ Nhật, 1/3
Man Utd làm khách trên sân Goodison Park của Everton với mục tiêu giành ba điểm để nuôi hy vọng chen chân vào top bốn. Nhưng Carlo Ancelotti cũng có tham vọng giúp Everton giành vé dự Cup châu Âu mùa sau. Lúc này, đội chủ nhà đang kém đối thủ 5 điểm.
"Trận chiến giành vé dự Cup châu Âu vẫn đang rộng mở với các đội. Và nó sẽ tiếp tục như vậy sau trận đấu với Man Utd. Một chiến thắng trước Man Utd sẽ rất quan trọng cho sự tự tin của chúng tôi", Ancelotti nhận định trước trận đấu.
Đã có lúc mùa này, HLV Solskjaer chịu sức ép bị sa thải. Nhưng ban lãnh đạo Man Utd vẫn tin tưởng nhà cầm quân người Na Uy. Sau ba trận thắng liên tiếp và giữ sạch lưới, người hâm mộ "Quỷ Đỏ" đã lạc quan hơn về khả năng cạnh tranh suất dự Champions League của đội nhà.
Những tín hiệu tích cực trở nên rõ ràng hơn sau khi Man Utd đè bẹp Club Brugge 5-0 và giành vé vào vòng 1/8 Europa League. Lúc này, thầy trò Solskjaer đang có chuỗi bảy trận bất bại, tính từ ngày 26/1. Tầm ảnh hưởng của tiền vệ Bruno Fernandes, sau khi anh chuyển đến ở kỳ chuyển nhượng mùa đông, tạo ra sự ổn định cho Man Utd.
Mùa trước, Man Utd đã nhận thất bại nặng nề 0-4 trên sân Everton. Solskjaer vẫn chưa quên trận thua này. Ông nói: "Tôi hoàn toàn tin các cầu thủ mình đang có sẽ không bao giờ bỏ cuộc như ở trận đó. Tôi muốn xây dựng đội bóng quanh những cầu thủ này".
Everton thắng bốn trong bảy lần gần nhất tiếp Man Utd ở Ngoại hạng Anh. Hai lần gần nhất chạm trán, họ thắng một, hòa một. Điều này khác hẳn với sự áp đảo của Man Utd về lịch sử đối đầu. "Quỷ Đỏ" đã thắng Everton 36 lần - một kỷ lục về số lần thắng trong một cặp đấu ở Ngoại hạng Anh.
Đội chủ nhà sẽ không có hậu vệ trái Lucas Digne - người cũng vắng mặt trong trận thua Arsenal vòng trước do bị đau cơ. Theo Walcott trở lại và Andre Gomes, cầu thủ vừa trở lại sau khi bị gãy chân, sẽ thay thế Morgan Schneiderlin. Man Utd chưa chắc có sự phục vụ của Anthony Martial.
Tottenham - Wolves: 21h Chủ Nhật, 1/3
Đây là lần đối đầu thứ ba giữa Jose Mourinho và Nuno Espirito Santo trên tư cách HLV. Khi còn dẫn dắt Porto, Nuno là thủ môn dự bị của Mourinho khi ông vô địch Cup UEFA và Champions League. HLV của Wolves dành sự tôn trọng cho thầy cũ. Nhưng như Frank Lampard chứng tỏ tuần trước, gặp lại thầy cũ chỉ khiến một HLV có thêm động lực chiến thắng.
Giữa tuần qua, dù thua 2-3 trên sân Espanyol, Wolves giành vé vào vòng 1/8 Europa League. Hào hứng với thành tích này, Nuno nói: "Chúng tôi tự hào về những gì đang làm được. Wolves muốn tiếp tục tiến lên. Sự kết dính giữa các cầu thủ thật tuyệt vời".
Trong khi đó, Mourinho vẫn đang chờ ngày thoát khỏi cơn ác mộng thiếu hụt tiền đạo. Dù thắng ba trong bốn vòng gần nhất, Tottenham đang khá vô hại với các đối thủ. Nhiệm vụ ghi bàn càng trở nên khó khăn hơn với họ khi hàng thủ Wolves đang chơi rất tốt gần đây.
Trong buổi họp báo mới đây, HLV người Bồ Đào Nha cập nhật về chấn thương của Harry Kane. Ông tiết lộ: "Có thể nói là cậu ấy đang bình phục nhanh hơn dự kiến, nhưng chỉ một chút. Tôi hy vọng Kane có thể giúp chúng tôi ở một vài trận cuối mùa".
Bên cạnh Kane, Tottenham sẽ không có Son Heung-min, Juan Foyth, Ryan Sessegnon và Moussa Sissoko. Erik Lamela vẫn chưa có thể lực tốt nhất, nhưng cầu thủ người Argentina có thể góp mặt trên ghế dự bị. Wolves không có hậu vệ cánh Jonny - người phải rời sân ở trận gặp Norwich tuần trước do chấn thương. Tiền đạo Raul Jimenez sẽ trở lại sau khi được cho nghỉ ở trận gặp Espanyol.
Wolves đã thắng 3-1 trên sân Tottenham vào tháng 12/2018. Họ có cơ hội lần đầu tiên giành hai chiến thắng liên tiếp trên sân đối phương. Nhưng chiến thắng mùa trước là lần duy nhất Wolves giành ba điểm trong bảy lần gần nhất chạm trán Tottenham ở Ngoại hạng Anh.
Portsmouth - Arsenal: 2h45 thứ Ba, 3/3
Arsenal cần gác lại nỗi thất vọng và tập trung cho chuyến làm khách trên sân Portsmouth ở vòng 5 Cup FA. Dừng bước ở Cup châu Âu và vật lộn ở giữa bảng điểm Ngoại hạng Anh, đây là đấu trường duy nhất Arsenal có hy vọng giành danh hiệu mùa này.
Mikel Arteta thừa nhận Arsenal bị vỡ mộng vô địch Europa League. Ông nói sau trận thua Olympiakos: "Thất bại này . Nó đến vào thời điểm quan trọng. Chúng tôi đã hy vọng nhiều ở đấu trường này. Đây là một giải đấu lớn, một nơi để chúng tôi phải nỗ lực".
Dưới thời Arsene Wenger, Cup FA là giải đấu yêu thích của Arsenal. Họ là đội nắm kỷ lục nhiều lần đăng quang giải đấu này nhất (13 lần). Lần gần nhất Arsenal đoạt Cup FA là vào năm 2017 và Arteta hy vọng đây sẽ là danh hiệu đầu tiên của ông tại sân Emirates. Arteta từng hai lần nâng Cup FA trên tư cách thủ quân Arsenal, ở mùa 2013-2014 và 2014-2015.
Arsenal và Portsmouth đã gặp nhau tổng cộng 71 lần. "Pháo Thủ" thắng 32 trận trong số đó. Thầy trò Arterta có lợi thế được nghỉ nhiều hơn. Trận đấu giữa họ và Man City tại Ngoại hạng Anh cuối tuần này bị hoãn do thầy trò Pep Guardiola phải đá chung kết Cup Liên đoàn.
Trong khi đó, Portsmouth phải gặp Rochdale tại giải hạng Hai trước rồi mới tiếp Arsenal. Thầy trò Kenny Jackett đang đứng thứ năm và hy vọng có thể giành suất thăng hạng vào cuối mùa.
Shkodran Mustafi chấn thương ở trận gặp Olympiacos và chưa chắc có thể đá trận này. Arsenal cũng không có Kieran Tierney, Calum Chambers, Sead Kolasinac và Cedric Soares. Nhiều khả năng, Arteta sẽ dùng các cầu thủ trẻ.