- Hố sụt sâu khoảng 2,5m, rộng 3m xuất hiện trước nhà dân làm nhà hàng xóm dù xây kiên cố vẫn bị nghiêng.
Theo báo cáo mới nhất của huyện Chương Mỹ (Hà Nội), đến 7h sáng nay, có 1.221 hộ phải cắt điện để đảm bảo an toàn do ngập nước. 4 trạm bơm tưới ven sông Đáy có nguy cơ ngập máy bơm và tủ điện là trạm Chi Lăng 1, Chi Lăng 2, Hạ Dục, Hoàng Diệu.
Việc ngập úng lâu ngày bắt đầu phát sinh những sự cố khó lường. Hôm qua, ở xã Thủy Xuân Tiên đã xảy ra hiện tượng sụt lún một hố sâu khoảng 2,5m, rộng khoảng 3m trước nhà ông Nguyễn Văn Viên tại tổ 10, thôn Xuân Trung.
Xã Nam Phương Tiến nhìn từ trên cao. Ảnh: Trần Thường |
Hố sụt lún lan sang phần móng nhà ông Nguyễn Hữu Tuấn, ảnh hưởng đến nhà bà Nguyễn Thị Như Quỳnh và bà Nguyễn Thị Cơi khiến nhà bà Quỳnh dù xây kiên cố vẫn bị nghiêng về phía hố sụt lún.
Lãnh đạo huyện Chương Mỹ và xã Thủy Xuân Tiên đã vận động các hộ dân sơ tán người và tài sản đến nơi an toàn.
Huyện Chương Mỹ cho biết, nước sông Bùi vẫn đang xu hướng rút dần. Mực nước sông Bùi tại Yên Duyệt lúc 7h sáng nay là 7,28m, trên báo động 3 0,28m, trung bình 2 giờ giảm được 0,01m.
Nước nội đồng khu vực tả Bùi, hữu Đáy ổn định do các trạm bơm liên tục hoạt động. Nước tại khu dân cư và đồng ruộng khu vực hữu Bùi đang có chiều hướng giảm dần, giảm 0,23m so với thời điểm 13h ngày 30/7, khi mực nước lên trên báo động 3 đến 7,51m.
Cuộc sống của người dân Chương Mỹ gặp nhiều khó khăn do ngập lụt. Ảnh: Trần Thường |
UBND huyện Chương Mỹ đang tiếp tục chỉ đạo huy động toàn bộ số máy bơm của các trạm bơm tiêu úng, khoanh vùng khu vực ngập, khơi thông dòng chảy. Các cụm phụ trách các tuyến đê, lực lượng canh đê thường xuyên kiểm tra đê nhằm phát hiện sớm các vị trí bị tràn, bị thẩm lậu.
Lãnh đạo các xã, thị trấn các khu vực tả Bùi, hữu Đáy được yêu cầu thường xuyên cập nhật tình hình mưa lũ, tình trạng các tuyến đê, thông báo cho nhân dân tình trạng nguy hiểm để chủ động kê kích tài sản, sơ tán người, tài sản, vật nuôi trong trường hợp đê bị tràn, xói lở có nguy cơ gây vỡ đê.
Dừng họp để ứng phó mưa lũ
Huyện ủy Chương Mỹ vừa có văn bản hỏa tốc yêu cầu các đơn vị liên quan dừng ngay các hội nghị, hội họp không cần thiết để tập trung chỉ đạo ứng phó với tình hình mưa lũ, ngập úng.
Theo thống kê của UBND huyện, đến 17h ngày 31/7, mưa lụt đã làm ngập gần 1.400ha lúa, gần 300ha rau màu; hơn 600ha nuôi trồng thủy sản và gần 190 ha cây ăn quả. 170m2 và hơn 1.800m tường bao bị đổ sập.
Đường giao thông cũng bị sạt lở khoảng 5km, hư hỏng 12km kênh mương, sạt lở 12km đê, hồ, đập; 35 cầu, cống bị hư hỏng; ngập 14 đình, chùa; gia súc, gia cầm chết khoảng gần 56.000 con. Toàn huyện có 3.683 hộ bị ngập và hơn 6.000 người phải sơ tán.
Huyện báo cáo gửi TP Hà Nội về việc hỗ trợ đầu tư các công trình bị sự cố với tổng kinh phí khái toán hơn 447 tỷ đồng, gồm: Trụ sở UBND xã Nam Phương Tiến, đang nằm trong đất đình và thường xuyên bị ngập, phải di dời địa điểm làm việc; 11 tuyến đê xung yếu bị tràn và sạt lở; 5 dự án tu bổ di tích lịch sử văn hóa và nhà văn hóa do đã xuống cấp và ảnh hưởng của ngập úng; 7 dự án trường học đạt chuẩn quốc gia.
Quý cô Hà thành xúng xính thả dáng giữa rốn ngập Quốc Oai
Đường tỉnh lộ 421B đi qua xã Cấn Hữu (huyện Quốc Oai, Hà Nội) ngập sâu 1 tuần nay bỗng trở thành điểm lý tưởng cho chị em chụp ảnh.
Bờ cát nhỏ trước triệu khối nước lũ: Vạn dân Hà Nội nguy cấp
300 cán bộ, chiến sĩ cùng 400 người dân xã Thanh Bình (Chương Mỹ) được huy động đắp đê cả ngày hôm nay ngăn không cho nước tràn qua.
Nhà đổ nhào xuống sông Đà, nợ tiền tỉ ụp vào đầu
Những căn nhà kiên cố bỗng chốc lún sập xuống dòng sông Đà, đẩy người dân vào cảnh màn trời chiếu đất, nợ nần chồng chất.
Lụt lịch sử ở Chương Mỹ: 'Hộ tống' lợn chạy khỏi biển nước
Xã Nam Phương Tiến (Hà Nội) vẫn ngập sâu, nhiều người lâm vào cảnh không điện, không nước sạch, không thực phẩm phải ăn mì tôm qua ngày.
Người Hà Nội đội mưa sầm sập, rùng mình lội nước ngập rác về nhà
Cơn mưa chiều tối nay khiến nhiều tuyến phố Hà Nội bị ngập nặng. Nước ngập mênh mông kéo theo rác nổi lềnh bềnh khiến người đi đường chao đảo về nhà.
Hương Quỳnh